Theo hãng thông tấn CNN, uống 3 - 4 ly cà phê có chất caffeine hay không có chất này có thể giảm nguy cơ bị bệnh gan mạn tính, thậm chí tử vong.
Theo một nghiên cứu được đăng trong tạp chí y tế cộng đồng BMC, uống cà phê sẽ giúp giảm 21% trường hợp bệnh gan mạn tính, 20% nguy cơ bị bệnh gan do béo phì và 49% tử vong do bệnh gan mạn tính nếu so với người không uống cà phê.
Tiến sĩ Oliver Kennedy thuộc khoa y của Đại học Southampton ở Anh cho biết: “Cà phê là thức uống phổ biến, lợi ích của thức uống này có thể ngăn ngừa tình trạng ung thư gan mạn tính. Thức uống này sẽ giúp ích cho các quốc gia có thu nhập thấp hay cơ sở y tế chưa cao. Đặc biệt là các nơi có số bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính cao nhất”.
Vì sao ung thư gan ngày càng phổ biến?
Nguyên nhân gây bệnh gan bao gồm uống rượu, béo phì, tiểu đường, hút thuốc, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và nhiễm chất béo gây bệnh gan không phải do đồ uống có cồn.
Hội Ung thư Mỹ khẳng định tỷ lệ ung thư gan tăng gấp ba lần từ năm 1980 đến nay, tỷ lệ tử vong lại tăng gấp đôi.
Chẩn đoán ung thư gan đã có khuynh hướng tăng trong nhiều thập kỷ. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy xu hướng này tăng khắp toàn cầu 75% từ năm 1990 đến năm 2015.
Tổ chức Nghiên cứu về Ung thư toàn cầu nhấn mạnh ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến đứng thứ sáu toàn cầu, 83% ca bệnh thường xuất hiện nhiều ở Châu Á và Châu Phi. Tỷ lệ sống sót do ung thư gan rất thấp do không phát hiện triệu chứng sớm. Do đó, nhiều ca bệnh ung thư gan bị chẩn đoán muộn.
Cà phê giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh mạn tính
Cà phê giảm nguy cơ tiểu đường type 2, bệnh Parkinson, ung thư tiến tuyền liệt, Alzheimer, bệnh đa xơ cứng, melanoma và các bệnh ung thư da khác. Chúng cũng giảm tình trạng canxi tích tụ ở động mạch vành. Một nghiên cứu khác do Kennedy phát hiện cho hay uống cà phê giúp giảm nguy cơ ung thư tế bào gan.
Nghiên cứu chuyên về y tế của Đại học Harvard (1986) và Nghiên cứu y tế (1976) đã theo dõi theo quen uống cà phê ở nam nữ trong nhiều thập kỷ.
Tiến sĩ Rob van Dam thuộc khoa y tế trường Đại học Harvard nói: “Chúng tôi thấy việc dùng cà phê và tăng nguy cơ tử vong không có mối liên hệ gì với nhau: chết vì ung thư hay bệnh tim”.
Coi chừng nghiện cà phê
Đa số nghiên cứu chú trọng đến việc uống cà phê đen. Tuy nhiên, nhiều người lại thêm sữa, đường, các loại kem béo hay không béo chứa nhiều calories vào cà phê. Hiệp hội tim mạch Mỹ cho rằng cách làm trên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một ly cà phê chỉ có 8 ounce, tiêu chuẩn của ly cà phê bán ngoài quán có thể lên đến 16 ounce.
Chất cafeeine có thể nguy hiểm nếu nhiều người tiêu thụ. Một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy uống 4 ly cà phê khi mang thai sẽ khiến trẻ bị thiếu cân, sinh non và thai chết lưu.
Nghiên cứu trước đây yêu cầu người mất ngủ hay không kiểm soát được bệnh tiểu đường nên gặp bác sĩ để tư vấn trước khi thêm caffeine vào bữa ăn của mình.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 cách để cải thiện sức khoẻ gan.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.