Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một trong các bệnh lý ung thư vòm mũi họng có thể phẫu thuật cắt bỏ được triệt để và có thể phục hồi phát âm tốt, người bệnh sống sau 5 năm phát hiện bệnh trên 70%

Ung thư thanh quản

Thanh quản là cơ quan nằm giữa hạ họng (đáy lưỡi) và thực quản/ khí quản, là một phần của cơ quan hô hấp. Ung thư thanh quản thuộc vùng đường hô hấp - tiêu hóa trên (V.A.D.S), gặp nhiều ở các nước công nghiệp phát triển (Âu - Mỹ), trung bình chiếm khoảng 10% so với ung thư toàn thân. Ở Việt Nam ngày càng gặp nhiều thể ung thư thanh quản đơn thuần hơn là ung thư hạ họng. Hàng năm tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương thường khám và điều trị cho khoảng hơn 100 bệnh nhân ung thư vùng thanh quản, đứng hàng thứ hai sau ung thư vòm mũi họng trong chuyên khoa tai mũi họng. Ung thư thanh quản xuất hiện ở đàn ông gấp nhiều lần so với phụ nữ.

Nguyên nhân gây bệnh theo thứ tự nguy hiểm

Về mặt y học, ung thư thanh quản là các khối u ác tính xuất phát từ nội thanh quản (gồm 3 tầng) hoặc ở vùng bờ thành của thanh quản. Khi khối u lan rộng vào hạ họng thì còn được gọi là ung thư thanh quản hạ họng.

Trên thế giới hiện nay còn có nhiều tranh cãi về nguyên nhân gây ra ung thư thanh quản nhưng tổng hợp được từ những tài liệu cập nhật nhất, PGS. Phạm Trần Anh (Bệnh viện Tai- Mũi- Họng trung ương) đã đưa ra các nguyên nhân quan trọng theo thứ tự như sau: thuốc lá, rượu (sự phối hợp giữa rượu và thuốc lá có nguy cơ cao hơn), yếu tố nghề nghiệp (làm việc trong nhà máy hóa chất, mỏ có Nikel, Amiante, chrome...), đã bị tia xạ vùng trước cổ, nhiễm khuẩn vùng răng miệng, tai mũi họng dai dẳng, thiếu dinh dưỡng, vitamine, viêm thanh quản mạn tính, tình trạng sừng hóa (kératore), bạch sản (leucoplasie), u nhú (papillome) của dây thanh được coi là tình trạng tiền ung thư.

Nhận biết có khó?

Vì lý do tiên lượng nặng nề của bệnh ung thư thanh quản giai đoạn muộn nên việc phát hiện sớm có liên quan chặt chẽ đến tiên lượng sống chết của bệnh nhân, nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế. Người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau cần đi khám:

Triệu chứng xuất hiện đầu tiên là rối loạn giọng nói: giọng khàn, cứng, dai dẳng kéo dài và tăng dần. Các biện pháp điều trị nội khoa không đỡ, cứ tăng dần tới mức độ nói rất khàn, rè, nói mệt và kèm các dấu hiệu khác nữa.

Các dấu hiện xuất hiện muộn trên bệnh ung thư thanh quản có thể kể đến là ho khan, rồi ho khạc đờm nhầy lẫn máu; đau vùng cổ, trước thanh quản, có thể đau lan lên tai; khó chịu ở họng, cảm giác như có dị vật; khó thở thanh quản: khi khối u lan rộng che lấp lòng thanh quản; rối loạn về nuốt: có khi khối u lan ra ngoài thanh quản đến hạ họng gây ra nuốt vướng, nghẹn, đau, nuốt tắc.

Điều trị như thế nào?

Để chẩn đoán ung thư thanh quản, bệnh nhân nhất thiết phải đến khám bác sĩ tai mũi họng. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám nội soi, chụp phim cắt lớp vi tính (CT- Scan), khi cần sẽ sinh thiết khối u để đưa ra chẩn đoán quyết định dựa trên kết quả giải phẫu bệnh lý.

Thành công của điều trị ung thư thanh quản phụ thuộc vào giai đoạn của khối u. Ở giai đoạn sớm các bác sĩ có thể sử dụng phẫu thuật cắt dây thanh, vẫn có thể bảo tồn giọng nói. Khi đến giai đoạn muộn, phải cắt thanh quản bán phần, hoặc cắt thanh quản toàn phần, kèm theo phẫu thuật nạo vét hạch cổ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được tia xạ hậu phẫu và điều trị hoá chất phối hợp, kèm theo nâng cao thể trạng và tình trạng miễn dịch chung. Để phục hồi giọng nói sau cắt bỏ thanh quản toàn phần có 3 phương pháp: lắp van phát âm khí thực quản, tập nói giọng thực quản và dùng dụng cụ thanh quản điện.

Về tiên lượng của bệnh ung thư thanh quản phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và việc chọn lựa phương pháp điều trị đúng, triệt để. Ung thư thanh quản là một trong các bệnh lý ung thư vùng tai mũi họng có thể mổ cắt bỏ được triệt để và có thể phục hồi phát âm tốt, tiên lượng sống sau 5 năm trên 70%. Tiên lượng trở nên xấu khi xuất hiện ung thư thứ 2.

Do vậy, người dân cần đi khám phát hiện sớm khi có các dấu hiệu gợi ý như khàn tiếng kéo dài hoặc thay đổi giọng, nhất là khi kéo dài sau 2 đến 3 tuần, để phát hiện và điều trị sớm ung thư thanh quản.

PGS.TS. Phạm Trần Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm