Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản xảy ra khi thanh quản hoặc các dây thanh bị viêm do nói quá nhiều, kích thích hoặc nhiễm trùng. Có hai loại chính là viêm thanh quản cấp và mạn tính.

Có nhiều bệnh lí gây viêm có thể dẫn đến viêm thanh quản, bao gồm nhiễm virus, các yếu tố môi trường, và một số trường hợp hiếm gặp do nhiễm vi khuẩn.

Nguyên nhân

Viêm thanh quản cấp có tính chất tức thời do bệnh nhiễm trùng hoặc nói quá nhiều. Điều trị bệnh nguyên nhân sẽ giúp đẩy lùi viêm thanh quản. Bên cạnh đó, viêm thanh quản mạn gây ra bởi sự phơi nhiễm kéo dài với các chất kích thích. Loại này thường nặng hơn và có những ảnh hưởng kéo dài.

Những nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp:

  • Nhiễm virus
  • Căng dây thanh do nói hoặc la hét nhiều
  • Nhiễm khuẩn (hiếm gặp)

Những nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn:

  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc các tác nhân dị ứng
  • Trào ngược axit dạ dày thực quản
  • Thường xuyên bị viêm xoang
  • Hút thuốc lá hoặc ở cạnh những người hút thuốc
  • Sử dụng thanh quản quá nhiều (nói, la hét)
  • Nhiễm nấm ở mức độ thấp do thường xuyên sử dụng thuốc hen dạng hít

Những lí do khác gây ra khàn tiếng kéo dài và đau họng có thể là ung thư, liệt dây thanh, hoặc thay đổi hình dạng dây thanh do tuổi tác.

Triệu chứng

Những triệu chứng thường gặp nhất của viêm thanh quản bao gồm:

  • Giọng nói yếu
  • Mất giọng
  • Khàn tiếng, khô họng
  • Ngứa hoặc kích thích ở họng liên tục
  • Ho khan

Bệnh bạch hầu thanh quản

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, một số triệu chứng nhất định có thể hướng đến chẩn đoán bệnh bạch hầu thanh quản. Bệnh gây ra viêm họng và có thể dẫn đến viêm nắp thanh quản. Viêm nắp thanh quản xảy ra khi các mô bị sưng phù đến mức có thể làm đóng khí quản, gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu con của bạn có biểu hiện:

  • Khó nuốt
  • Khó thở
  • Khò khè hoặc thở rít
  • Sốt trên 39 độ C
  • Ho ông ổng

Chẩn đoán

Viêm thanh quản ảnh hưởng đến dây thanh và thanh quản của bạn. Bác sỹ thường bắt đầu chẩn đoán bằng mắt thường, sau đó sử dụng một cái gương đặc biệt để quan sát dây thanh của bạn hoặc nội soi thanh quản giúp phóng to và quan sát dễ dàng hơn. Khi nội soi thanh quản, bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của viêm thanh quản như:

  • Kích thích
  • Đỏ
  • Những tổn thương ở thanh quản
  • Phù lan rộng, là một dấu hiệu của viêm thanh quản do các yếu tố môi trường
  • Chỉ có dây thanh bị phù là dấu hiệu của việc nói quá nhiều

Nếu bác sỹ phát hiện thấy tổn thương hoặc khối nghi ngờ khác, họ có thể làm sinh thiết và gửi giải phẫu bệnh để loại trừ ung thư họng.

Điều trị

Virus thường gây ra viêm thành quản cấp và các triệu chứng dễ biến mất mà không cần điều trị. Bác sĩ sẽ điều trị viêm thanh quản do vi khuẩn bằng kháng sinh mặc dù loại này hiếm gặp.

Điều trị giảm nhẹ triệu chứng

Bác sĩ có thể kê các thuốc corticoid để điều trị cả viêm thanh quản cấp và mạn nhằm làm giảm sưng của dây thanh âm và thanh quản. Bên cạnh đó cũng có những giải pháp tại nhà giúp bạn làm giảm các triệu chứng của bệnh:

  • Sử dụng máy làm ẩm không khí để giảm khô
  • Liệu pháp phát âm sẽ giúp bạn phân tích và điều chỉnh lại cách bạn dùng giọng của mình và bất kì kiểu phát âm nào làm ảnh hưởng đến thanh quản và dây thanh âm
  • Hạn chế nói thầm vì nó có thể làm căng dây thanh
  • Uống nhiều nước
  • Súc miệng bằng nước muối
  • Tạo thời gian nghỉ ngơi cho thanh quản của bạn
  • Tránh la hét hoặc nói to trong thời gian dài
  • Tránh sử dụng thốc làm thông mũi vì nó có thể gây khô họng
  • Sử dụng kẹo ngậm

Biến chứng

Trong những trường hợp hiếm gặp, viêm dây thanh có thể gây suy hô hấp, cần được cấp cứu ngay lập tức.

Phòng bệnh

Cách tốt nhất để giữ cho thanh quản của bạn khỏe mạnh là tránh các chất kích thích:

  • Tránh hút thuốc lá và ở cạnh người đang hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu và cafein
  • Rửa tay thừa xuyên để tránh cảm lạnh và viêm đường hô hấp trên
  • Tránh các hóa chất độc hại ở nơi làm việc nếu có thể

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lời khuyên giúp bạn giảm viêm thanh quản

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm