Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách phát hiện các bất thường ở tuyến vú

Đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, ít nhất 1 năm cần đi khám vú để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường. Quan trọng hơn hàng tháng ngay sau khi sạch kinh, chị em có thể tự khám cho mình dễ dàng theo cách dưới đây:

Cách phát hiện bất thường ở tuyến vú

Cởi trần, đứng trước gương, hai tay chống vào sườn, ưỡn ngực rồi giơ cao tay để nhìn và sờ nắn, so sánh hai tuyến vú.

Nhìn: Xem hai bên vú có bên nào to nhiều hơn không (bình thường vú trái to hơn vú phải), xem da vú có vùng nào bị co kéo không (chú ý nâng hai bầu vú lên hoặc giơ cao hai tay lên để quan sát vùng da ngay rãnh dưới vú). Nhìn xem có vùng da vú nào bị phù nề, thâm nhiễm hay bị co kéo khi ta di động vú không. Nếu có vùng da bị nhăn nheo như vỏ quả cam thì cũng nên lưu ý và đi khám sớm. Quan sát hệ thống mạch máu da vú, xem da vú có vùng nào đỏ hay tím không, núm vú có bị co kéo tụt vào trong ( dấu hiệu này không có giá trị bệnh lý nếu hai núm vú bị tụt từ tuổi dậy thì).

Động tác tiếp theo là dùng các ngón tay bóp hai núm vú xem ở một hay hai bên vú bên nào tiết dịch không, đó là dịch trong hay máu, dịch chảy tự nhiên hay chỉ chảy khi dùng tay bóp mạnh núm vú. Sự tiết dịch ở một hay hai núm vú có thể lành tính do giãn ống tuyến vú, nhưng cũng có khi là dấu hiệu của ung thư ống tuyến vú. Một ổ loét ở vú có thể là lành tính do gãi, nhưng cũng có thể là do một ung thư xâm nhiễm giai đoạn muộn.

Sờ nắn: Việc sờ nắn hai vú để xem có khối chất rắn bất thường nào không cần được làm thường xuyên ngay sau khi sạch kinh, vì trước khi có kinh hai vú thường cương to, việc sờ nắn khó chính xác. Nên dùng bàn tay phải để sờ nắn vú trái và ngược lại. Đặt bàn tay áp vào ngực, dùng tất cả các ngón tay ép tuyến vú vào lồng ngực để xem có gì bất thường không. Sau đó nằm ngửa, để một cái gối kê dưới vai kê cao từng vú lên để sờ nắn chỗ ¼ bên ngoài vú là vị trí hay có khối u và phần kéo dài của tuyến vú về phía hõm nách. Khi sờ nắn trong hõm nách cần giơ cánh tay thẳng lên đầu để có thể dễ dàng phát hiện xem có hạch nách phía bên vú đó không. Xoay xem khối u có dính vào da, có co kéo da không, xem khối u có dính vào cơ ngực to không, có dính vào núm vú không. Sờ nắn các hõm nách, các hõm trên và dưới đòn để xem có hạch không, hạch to hay nhỏ, cứng mềm ra sao. Các hạch ung thư thường khác với hạch viêm vì nhỏ, rắn, di động và không đau.

Lưu ý: mọi trường hợp thấy có vấn đề bất thường ở vú đều phải đến cơ sở y tế khám, làm thêm các xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán xác định bệnh để có hướng điều trị sớm.

Ngọc Phú - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm