Tại sao phải biết tự khám vú?
Tự khám vú sẽ giúp bạn phát hiện sớm tổn thương và các thay đổi bất thường của tuyến vú.
Khi phát hiện bất kỳ thay đổi khác với bình thường nào bạn nên nhanh chóng thu xếp thời gian đến khám tại phòng khám chuyên khoa về vú.
Tự khám vú lúc nào và nơi nào là thích hợp nhất ?
Tốt nhất là bạn tự khám sau khi hành kinh, đó là lúc mô vú mềm mại nhất. Nếu bạn đã mãn kinh thì nên tự khám định kỳ hàng tháng. Bạn hãy tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần.
Cách tự khám vú:
Bước 1: Ở tư thế xuôi 2 tay
* Cần nhìn và so sánh hai vú với nhau.
Cởi trần đứng trước gương, 2 tay xuôi tự nhiên theo thân người. Nhìn thật kỹ vào ngực để quan sát đặc điểm của da, độ lớn nhỏ của vú, hình dạng núm vú.
Nhìn thật kỹ để tìm những thay đổi bất thường như: dấu hiệu sưng nề của da giống như vỏ quả cam, vùng đỏ da, vùng lõm da, núm vú bị biến dạng hoặc bị kéo lệch hoặc bị tụt vào.
Bạn đứng ở tư thế đưa cao 2 tay lên đầu, hơi gập người về phía trước. Động tác này giúp cho bộ ngực của bạn đưa ra trước và giúp bạn dễ nhìn hơn.
Hãy nhìn thật kỹ hình dáng bên ngoài của hai vú và lưu ý những dấu hiệu bất thường như ở bước 1.
Bước 3: Ở tư thế một tay đưa lên đầu
Đưa một tay lên đầu và khám ngực bằng tay kia. Dùng ba ngón tay nắn thẳng xoa nhẹ lên tuyến vú, bắt đầu từ trong quầng vú, vừa nắn vừa di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc hoặc nắn theo các đường tròn đồng tâm, hoặc nắn theo các tia bán kính.
Khi sờ thấy một vùng nào đó bất thường thì nên kiểm chứng vùng tương tự ở vú bên kia xem có giống hay không? Nếu giống là điều bình thường, bởi vì tuyến vú thường đối xứng với nhau cả về hình dạng bên ngoài lẫn cấu trúc bên trong.
Sau đó, bạn tiếp tục khám lên cao ở vùng nách, vì tuyến vú kéo dài đến tận vùng nách. Sau cùng dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nặn nhẹ núm vú xem có chảy nước vàng hay chảy máu không?
Bước 4: Ở tư thế đứng chống nạnh
Bạn ở tư thế đứng chống nạnh, hơi gồng người một chút. Động tác này làm căng cơ ngực khiến cho hình dáng bên ngoài tuyến vú nổi rõ hơn.
Hãy kiểm tra cẩn thận mỗi bên vú trong các tư thế này để có thể phát hiện ra những bất thường nếu có. Nếu mới bắt đầu tự khám vú thì nên khám nhiều lần. Nếu không có dấu hiệu bất thường nào thì ngực của bạn là bình thường.
Thực hiện lại động tác khám giống như khám khi đứng, không để sót phần nào của vú, kể cả ở nách. .
Khi khám xong một bên thì tiếp tục khám vú bên kia.
Bạn phải làm gì khi phát hiện bất thường ở vú:
Việc tự khám vú không đồng nghĩa với việc tự chẩn đoán bệnh cho chính mình. Khi phát hiện được một khối trong vú hoặc có những bất thường về da, hoặc có chảy máu, hoặc chảy nước vàng ở núm vú thì:
(1) Đừng hoảng sợ, vì đó cũng có thể chỉ là biểu hiện của các bệnh lành tính của vú.
(2) Hãy đến khám ngay tại một phòng khám chuyên khoa về vú.
(3) Tuyệt đối không được đắp bất cứ lá hay thuốc gì lên vú.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.