Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bị ong 'chích' phải làm sao hết đau buốt?

Nếu bị ong đốt ít và loài ong không nguy hiểm thì chỉ gây sưng, đau mà không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu bị đôt nhiều (cả đàn ong) ở các vị trí quan trọng như đầu, mặt, cổ thì sẽ rất nguy hiểm.

Ong là loài vật khá hung dữ và rất dễ tấn công con người nếu bạn chẳng may phải chạm mặt với chúng. Là loài vật có chứa nọc độc do đó, vết thương do ong chích thường sưng phồng, đau buốt, thậm chí có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy bị ong đốt chích phải làm sao hết đau buốt ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách sơ cứu đơn giản, kịp thời nhất khi bị ong chích nhé!

Bị ong đốt chích phải làm sao hết đau buốt?

Mỗi năm, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện do ong đốt không còn là con số nhỏ, đặc biệt là vào mùa xuân hè, thời điểm loài ong sinh sôi và hoạt động vô cùng mạnh mẽ. Nếu không biết cách sơ cứu ngay khi bị ong đốt, bạn sẽ thấy đau buốt ngay vết thương, thậm chí bị sốc phản vệ, khó thở, phù nề thanh quản, suy hô hấp… Mỗi loài ong thường có loại nọc độc khác nhau, tuy nhiên, tại Việt Nam các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi.

Nếu bị ong đốt ít và loài ong không nguy hiểm thì chỉ gây sưng, đau mà không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu bị đôt nhiều (cả đàn ong) và ở các vị trí quan trọng như đầu, mặt, cổ hoặc người bị đốt có cơ địa dị ứng… thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần tìm cách chạy ra khỏi khu vực có ong, dùng tay che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên cao để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác (không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công).

Sau đó, cần thực hiện một trong những cách sơ cứu sau:

Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích ở sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất axit lỏng. Chính vì vậy, bạn phải nhanh chóng lấy vòi chích của ong ra ngoài bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra. Tuyệt đối không nặn ép vòi chích vì động tác này làm cho nọc độc của ong lan xa hơn ra xung quanh.

Tiến hành rửa sạch vùng da bị ong đốt bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó bôi dung dịch sát khuẩn như betadine hoặc cồn 700C lên vết đốt 2 lần/ngày. Bạn cũng có thể bôidung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương để trung hòa và thấm hút nọc độc.

Nếu vết thương bị đau buốt và sưng tấy thì có thể chườm lạnh lên để làm giảm các triệu chứng trên nhé.

Bạn cũng nên uống nhiều nước hơn để giải độc ong nhanh chóng.

Với những trường hợp có các biểu hiện như nổi mề đay, phù nề thanh quản dưới, đờ lưỡi, khó thở, nôn, tụt huyết áp, suy hô hấp, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và cho sử dụng các loại thuốc điều trị thích hợp để cấp cứu kịp thời.

Đối với các nạn nhân bị nhiều vết đốt quá nặng hoặc bị loài ong nguy hiểm đốt cần ngay lập tức đưa tới trạm ý tế để cứu chữa kịp thời. Khi cấp cứu, nạn nhân tránh cử động quá nhiều có thể làm độc tố lan rộng, có thể nẹp vết thương (nếu ở tay, chân, ngực) để tránh va chạm, vận động khi di chuyển. Việc cấp cứu phải làm nhanh nhất có thể, tầm 15 -20 phút, nếu để quá lâu nọc ong ngấm vào sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Một số kinh nghiệm dân gian giúp làm giảm đau buốt khi bị ong đốt mà bạn nên biết:

Dùng vôi tôi bôi vào vết thương.Cũng có thể dùng khăn nhúng vào muối pha trong nước nóng để chườm lên vết thương.

Lấy khoảng 15g lá phù dung tươi, thêm vào một ít muối ăn, đem giã nát, rồi đắp vào vết đốt.
Chặt vát cành, nhánh tươicây sứ cùi một góc xéo 45 độ, vẩy cho ráo mủ, chà xát một chiều nhiều lần trên vết ong đốt. Nọc ong sẽ bong ra và hết đau, không sưng.

Vò nát 1 ít rau dền, xát vào chỗ bị đốt sẽ thấy dịu đau buốt rất nhanh.

Lấy 1 đóa hoa tươi (bất kể hoa gì) xát vào chỗ bị đốt giúp cho giảm sưng ngay.

Dùng 30g lá hẹ hoặc 30g hạ khô thảo tươi giã nát đắp vào chỗ bị ong đốt để giúp giảm đau, giảm sưng nề.

Xin 1 ít sữa của các bà mẹ đang cho con bú bôi vào vết ong chích cũng giúp làm giảm đau nhanh chóng.

Hái 1 nắm lá hoa cúc, vò nát và xát vào vết đốt mỗi ngày từ 5-7 lần để giúp vết thương lành nhanh chóng.

Lấy 1 củ khoai sọ sống, cắt thành từng miếng nhỏ và xát vào vết đốt để giúp giảm đau

Lưu ý: khi dùng bất cứ loại hoa hay lá nào đắp lên vết thương do ong chích, bạn cũng phải rửa thật sạch và thật kĩ để tránh bị nhiễm trùng nhé!

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi, bị ong đốt chích phải làm sao hết đau buốt? và không còn băn khoăn nữa. Tuy nhiên, cần theo dõi kĩ lưỡng tình trạng sau khi bị ong đốt để có thể đưa ra quyết định là có thể tự điều trị ở nhà hoặc phải đến ngay cơ sở y tế để kịp thời xử lý nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe!

T/H - Theo Phụ Nữ News
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm