Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 vấn đề răng miệng thường làm phiền bạn

Sức khỏe răng miệng là vấn đề quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và giao tiếp xã hội.

8 vấn đề răng miệng thường làm phiền bạn

Lười, không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến gây nên các vấn đề răng miệng. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp như:

1. Viêm loét miệng

Viêm loét miệng được cho là có liên quan tới yếu tố tự miễn, cẳng thẳng, bệnh tật và vết thương trong khoang miệng. Tổn thương thường xuất hiện ở má, sàn miệng (đối lập với viêm lợi miệng do Herpes thường khu trú ở lợi, vòm miệng và môi). Mặc dù bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, nhưng lại gây nhiều khó chịu do cảm giác đau, ảnh hưởng nhiều tới quá trình ăn nhai. Vì vậy mục đích điều trị chủ yếu cho viêm loét miệng là giảm đau, đẩy nhanh quá trình liền thương, ngăn chặn tái phát.

2. Bỏng miệng            

Ăn, uống các thức đồ nóng quá nhanh có thể khiến miệng đau rát và tê bì. Cảm giác này có thể kéo dài trong một ngày hoặc nhiều hơn. Để chấm dứt nó, hãy vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, có thể dùng một số thuốc che phủ vết bỏng để trách bị kích ứng nhiều hơn.

3. Khô miệng

Bình thường các tuyến nước bọt sẽ tiết nước bọt để làm ẩm, rửa trôi cặn thức ăn, chứa các enzym tiêu hóa…Vì một lí do nào đó, quá trình tiết nước bọt giảm đi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và phổ biến nhất là bệnh sâu răng. Bạn cần đi kiểm tra và tư vấn có phải bệnh lý toàn thân hay chỉ là bệnh lý trong khoang miệng để có kế hoạch điều trị phù hợp.

4. Viêm lưỡi

Các triệu chứng có thể gặp như lưỡi trắng, đau, cảm giác vị giác bất thường. Cơ chế là do các mảnh vụn thức ăn bị tắc trong các nhú vị giác, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến khởi động quá trình viêm. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm lưỡi là luôn chải lưỡi mỗi khi đánh răng, có thể sử dụng thêm một số loại nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch.

5. Hơi thở hôi

Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn cả lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Khi ngủ, tuyến nước bọt giảm hoạt động, vi khuẩn ít bị rửa trôi có điều kiện để phát triển mạnh, các sản phẩm được sinh ra có sulfur khiến miệng có mùi hôi. Vì vậy, khô miệng là nguyên nhân chính gây nên hơi thở hôi. Nhưng nếu sau khi bạn chải răng và dùng chỉ nha khoa mà hơi thở bạn vẫn có mùi khó chịu, thì bạn nên tới gặp nha sỹ.

6. Đổi màu răng

Các đồ uống có màu như cà phê, chè, rượu trắng,… làm nụ cười bạn thiếu trở nên thiếu tự tin. Nếu sử dụng đồ uống này thường xuyên, các chất màu có trong đồ uống tăng tích tụ trên răng, làm răng đổi màu. Hãy nhớ sử dụng ống hút khi uống để giảm thiểu nguy cơ gây đổi màu răng.

7. Chảy máu lợi

Bề mặt răng có nhiều vị trí khó làm sạch hoặc dễ đọng cặn bám, mảng bám đặc biệt các vị trí giữa ranh giới đường viền lợi và răng. Cao răng không được loại bỏ càng thích hợp cho vi khuẩn phát triển, gây nên viêm lợi. Tại các vị trí lợi viêm các mạch máu thường tăng sinh. Khi chịu một kích thích như lực chải răng các mạch máu dễ bị tổn thương làm chảy máu lợi. Biện pháp tốt nhất là chải răng kỹ, sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ khác như chỉ tơ, nước súc miệng để làm sạch các vị trí bàn chải khó đưa đến được như kẽ giữa các răng.

8. Răng nhạy cảm

Nhạy cảm răng là cảm giác ê buốt khi ăn các đồ nóng hoặc lạnh. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng. Nhưng với người già, đây có thể là nhạy cảm răng sinh lý do lợi người già sẽ co theo thời gian, làm bộc lộ phần chân răng. Các ống ngà ở vùng chân răng này dễ bị nhảy cảm trước các kích thích. Dù là bệnh lý hay sinh lý của răng, nếu gây khó chịu bạn có thể đến khám để được các nha sỹ tư vấn.

Thông tin thêm trong bài viết: Nhận biết 5 dấu hiệu cảnh báo các vấn đề răng miệng

CTV Phương Nga - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Women's Health
Bình luận
Tin mới
  • 30/05/2023

    Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

    Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng bệnh qua bài viết sau đây.

  • 30/05/2023

    Có nên bổ sung vitamin khi đói?

    Uống vitamin vào buổi sáng có thể là một cách tốt để duy trì thói quen uống thuốc, nhưng dùng vitamin khi bụng đói có thể có một số nhược điểm. Đọc bài viết sau để biết cách mà bạn có thể tối đa hóa lượng vitamin của mình và tránh bị đau bụng.

  • 30/05/2023

    Thói quen vừa tắm vừa đánh răng có tốt không?

    Đánh răng khi tắm có thể giúp bạn tiết kiệm được vài phút trong chu trình vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhưng liệu đây có phải là ý tưởng tốt nhất mang lại hiệu quả vệ sinh cho bạn?

  • 29/05/2023

    Phân biệt dịch tiết âm đạo và rò rỉ nước tiểu

    Nước tiểu thường có màu vàng và lượng thường khá nhiều so với dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo ra thường có màu trắng và đặc hơn so với nước tiểu. Tiết dịch âm đạo quá nhiều và rò rỉ nước tiểu có nguyên nhân cơ bản khác nhau và bạn sẽ cần được thăm khám để chẩn đoán, cũng như điều trị sớm.

  • 29/05/2023

    Ung thư cổ tử cung tế bào nhỏ

    Đọc bài viết sau để khám phá thêm về ung thư cổ tử cung tế bảo nhỏ. Bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng, yếu tố rủi ro cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh.

  • 29/05/2023

    Nguyên nhân phát ban hình tròn

    Nguyên nhân gây phát ban hình tròn có thể do các vấn đề về da. Thông thường, người ta nghi ngờ phát ban hình tròn có thể là bệnh hắc lào (một tình trạng nấm da), nhưng phát ban có thể có hình dạng như hắc lào nhưng lại có một số đặc điểm khác biệt.

  • 28/05/2023

    Các loại chấn thương khi sinh

    Cùng tìm hiểu chấn thương khi sinh là gì và cần làm gì để đối phó với bệnh này qua bài viết sau đây.

  • 28/05/2023

    Thuốc làm tăng lượng đường máu

    Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi loại thuốc có thể làm tăng đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Xem thêm