Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phát hiện bệnh tiểu đường chỉ nhờ đi khám răng!

Một vài bệnh nha chu (bệnh ở lợi) có thể là dấu hiệu kín đáo của tình trạng tiểu đường mà bạn chưa được chẩn đoán.

Khám răng phát hiện được bệnh tiểu đường?

Một vài bệnh nha chu có thể là dấu hiệu thông báo cho tình trạng đang mắc bệnh tiểu đường typ 2 mà tình trạng bệnh này có thể chưa được phát hiện và điều trị bởi các bác sỹ. Thông tin hẳn sẽ khiến mọi người ngạc nhiên. Nhưng trong một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học đã chứng minh được điều đó.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể đã biết rằng những bệnh nha chu là một trong những biến chứng của tiểu đường nên nếu như có ai đó mắc tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán thấy mình mắc các bệnh nha chu nghiêm trọng thì đó cũng là điều dễ hiểu. Phát hiện và điều trị sớm cả bệnh tiểu đường và bệnh nha chu sẽ giúp bệnh nhân tránh được biến chứng nghiêm trọng cũng như có sức khỏe tốt hơn.

 

Trong nghiên cứu mới đây các nhà khoa học thấy rằng cứ 5 người mắc các bệnh về lợi nghiêm trọng thì lại có 1 người được phát hiện ra là mắc tiểu đường typ 2 mà họ chưa hề được chẩn đoán trước đó.  Kết quả này khiến người ta đặt ra vấn đề liệu có nên đưa xét nghiệm đường huyết thành thường quy khi đi khám răng hay không?

Tiểu đường là một bệnh không lây phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và được coi như là một dịch bệnh. Năm 2010, ước tính có khoảng 285 triệu người trưởng thành mắc bệnh trên toàn cầu. Dự báo đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên 552 triệu người và trong số đó có 1/3 người không hề biết mình mắc bệnh. Không được điều trị  bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến nhiều  biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như các vấn đề về thị lực (giảm thị lực, biến chứng võng mạc); các bệnh thận nguy hiểm (viêm cầu thận…), bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, cao huyết áp)  và phải mất rất nhiều thời gian để điều trị cũng như nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh nha chu là chỉ tình trạng viêm ở lợi và phá hủy cấu trúc xương xung quanh răng. Đây cũng chính là một biến chứng của tiểu đường.

Để rút ra được kết quả trên, nghiên cứu đã tiến hành theo dõi trên 300 người đến khám tại phòng khám răng Amsterdam bị mắc bệnh nha chu ở những mức độ khác nhau: 125 người mắc bệnh nha chu nhẹ và trung bình; 80 người mắc bệnh nha chu tình trạng nặng và  phần còn lại là  những người không bị mắc bệnh nha chu. Sau đó, người ta lấy mẫu  máu để  xác định đường huyết thông qua chỉ số HbA1c. Đây chính là một chỉ số để đánh giá về đường máu định kỳ ở những bệnh nhân mắc tiểu đường typ 2.

Với những người chưa bao giờ được chẩn đóan mắc bệnh tiểu đường thì các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 50%  số người trong nhóm mắc bệnh nha chu nặng có cảnh báo về tiền tiểu đường và 18% trong số đó mắc bện tiểu đường thực sự. Trong nhóm những người có bệnh nha chu nhẹ và trụng bình thì 48%  được cảnh báo tình trạng tiền tiểu đường và 10% còn lại mắc tiểu đường typ 2. Còn trong nhóm người không mắc bệnh nha chu thì 37% người được cản báo tiền tiểu đường và 8,5% mắc bệnh tiểu đường typ 2.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu, các bác sỹ đã đưa ra một số lời khuyên sau:

  • Với những bệnh nhân thường xuyên  tái đi tái lại bệnh nha chu hoặc mắc bệnh nha chu nặng thì nên thử đi kiểm tra máu để biết xem có mắc tiểu đường hay không.
  • Với những người đã sẵn mắc bệnh tiểu đường thì việc vệ sinh răng miệng cũng như đi khám răng thường xuyên là điều vô cùng cần thiết bởi 99% những bệnh răng miệng đều có thể phòng ngừa được nhờ vệ sinh răng miệng đúng cách.
Hiện nay việc xét nghiệm máu xác định tiểu đường không được chú trọng khi đi khám răng nhưng với kết quả của nghiên cứu trên đây khiến cho các bác sỹ phải chú ý đến hơn về việc xét nghiệm đường huyết. Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh nhachu là mối quan hệ hai chiều. Chỉ cần bạn kiểm soát được một bệnh là đã có thể cải thiện tình trạng của bệnh kia.

Thông tin thêm tại bài viết: Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng

TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo webmd
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

Xem thêm