Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biểu hiện màu sắc nước mũi sẽ phản ánh những rắc rối sức khoẻ bạn đang gặp phải

Nếu nước mũi của bạn có màu vàng, rất có thể cơ thể bạn đang nhiễm vi-rút.

Biểu hiện màu sắc nước mũi sẽ phản ánh những rắc rối sức khoẻ bạn đang gặp phải

Thời tiết hanh khô luôn là cơn ác mộng với những người có tiền sử các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Thông thường, khi gặp phải điều kiện khí hậu không phù hợp, khoang mũi sẽ 'biểu tình' bằng cách tiết ra chất dịch nhầy, thường được gọi với cái tên 'sổ mũi'.

Theo bác sĩ Stacey Tutt Gray, chuyên gia tai, mũi, họng tại Bệnh viện Massachusetts - Boston, tuy dịch mũi không thể giúp chẩn đoán chính xác được tình trạng sức khỏe của bạn nhưng màu sắc của chúng có thể cảnh báo một số vấn đề trong cơ thể.

Dưới đây là những cảnh báo tương ứng với màu sắc nước mũi:

Trong suốt

Khi khoang mũi của bạn xuất hiện chất dịch trong suốt, đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Cơ thể sẽ sản sinh khoảng 1 lít chất dịch nhày dạng này mỗi ngày tại khoang mũi. Chúng là một hỗn hợp được cấu tạo từ các chất chống nhiễm trùng, kháng thể, nước và protein.

Theo bác sĩ Gray, chất dịch này có tác dụng giữ và làm ẩm không khí hít vào mũi. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, chất độc hại xâm nhập vào phổi, tránh hiện tượng dị ứng hô hấp.

Tuy nhiên, nước mũi loãng, trong còn có thể là dấu hiệu của một loại vi-rút đường hô hấp. Nếu xuất hiện thêm triệu chứng sốt hoặc cảm thấy mệt mỏi trong 3-4 ngày, nhiều khả năng bạn đã cúm.

Màu trắng

Hốc mũi xuất hiện những mảng bám dày màu đục, gây tắc và có cảm giác khô rát là dấu hiệu cho thấy khoang mũi đang bị mất nước. Theo Murray Grossan, chuyên gia y khoa Tai Mũi Họng đồng thời là nhà sáng lập tổ chức sức khỏe Grossan Sinus, khi gặp phải trường hợp này, bạn nên sử dụng nước muối vệ sinh có khả năng đánh bật những mảng bám. Ngoài ra, sử dụng bình nước xông để tạo độ ẩm cho khoang mũi cũng là biện pháp rất hiệu quả.

Màu vàng

Nếu nước mũi màu vàng thì rất có thể cơ thể bạn đang nhiễm vi-rút. Lúc này, các tế bào bạch cầu sẽ được sản sinh mạnh mẽ và tập trung tại vùng viêm nhiễm. Khi chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm, một phần tế bào này chết đi và sản sinh ra chất nhày màu vàng hoặc màu nâu nhạt, phần còn lại sẽ tồn đọng trong cơ thể.

Chính vì vậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó khăn trong việc thở khoảng từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để có phương pháp điều trị phù hợp.

Màu xanh

Đa phần chúng ta đều tin rằng, việc tiết ra nước mũi màu xanh là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, tiến sĩ Gray cho biết, khi hiện tượng này kéo dài quá 2 tuần, chúng có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn đã trở nên tồi tệ. Bạn không nên chần chừ mà nên đến gặp bác sĩ để nhận được phương án điều trị sớm nhất.

Màu hồng hoặc đỏ

Nếu không khí quá khô hoặc lạnh, các mạch máu tại bề mặt mũi, nơi tiếp xúc trực tiếp với điều kiện này sẽ dễ gặp phải tổn thương, vỡ hoặc sưng.

Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư công tác tại đại học Y khoa California San Diego School cho biết, cách tốt nhất để giảm tải vấn đề này là tăng cường độ ẩm cho khu vực mũi bằng chườm hoặc xông hơi. Trang bị khẩu trang mỗi khi ra ngoài cũng là biện pháp hữu hiệu giảm thiểu tác động của thời tiết lên hệ hô hấp của bạn.

Màu nâu

Màu nâu trong nước mũi có thể là phần máu đông dư thừa sau khi khoang mũi gặp phải tổn thương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể chỉ đơn giản là bạn đã hít phải quá nhiều bụi và cơ thể đang cố gắng đào thải bớt chúng.

HQ - Theo Ttvn.vn/ Health
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm