Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng

Bệnh tiểu đường tác động như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng

Theo thống kê có khoảng 20 triệu người mắc bệnh tiểu đường nhưng chỉ có 2/3 trong số đó được chẩn đoán. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm răng miệng hay nướu hơn những người không bị tiểu đường. Không những thế, những bệnh này ở người bệnh tiểu đường có xu hướng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát được lượng đường huyết cũng dễ gặp những vấn đề răng miệng hơn. Các tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn ở tuổi dậy thì và người có tuổi.

Tiểu đường và những bệnh về nướu (lợi)

Bởi vì bệnh tiểu đường làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên người bệnh có nguy cơ cao bị viêm lợi, một loại viêm nhiễm thường gây ra bởi sự khu trú của vi khuẩn trong các mảng bám. Mảng bám là phần thức ăn thừa, cứng, tích tụ ở răng cả trên và dưới lợi. Và nếu không có sự kiểm tra răng lợi thường xuyên thì chính tình trạng viêm ở lợi không được điều trị này sẽ gây ra các vấn đề của lợi (nướu) khác. Chúng có thể gây ra viêm nhiễm hay phá hủy các tổ chức xung quanh hay tổ chức nâng đỡ răng, lợi, xương hàm và chân răng.

Những vấn đề khác có thể gặp phải

Người bệnh tiểu đường có thể sẽ trải qua hội chứng nhiệt miệng và nhiễm nấm ở miệng, như tưa miệng hay nấm candida miệng. Chứng khô miệng cũng phát triển làm tăng mức độ của sâu răng. Để ngăn chặn vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn vùng miệng, các nha sĩ cần kê thuốc kháng sinh cho bạn, kê loại nước súc miệng có pha thuốc và nhiều phương pháp vệ sinh miệng thường xuyên nữa.

Làm thế nào để không mắc các vấn đề này?

Bạn hãy đảm bảo rằng sức khỏe răng miệng của mình được chăm sóc một cách chu đáo và nếu có viêm nhiễm bất kì vị trí nào ở miệng, hãy chữa trị ngay. Những bệnh nhân tiểu đường chú ý tới răng miệng của mình và kiểm soát tốt đường huyết thường không mắc các bệnh về răng nướu. 

Chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý là những sự thay đổi quan trọng mà những bệnh nhân tiểu đường có thể làm để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe răng miệng. Hãy nói cho nha sĩ điều trị của bạn về bệnh sử tiểu đường và tình trạng hiện tại của mình. Và hãy chú ý rằng, để giữ cho răng và lợi khỏe mạnh, bạn cần quan tâm hơn đến lượng đường huyết của mình, bên cạnh đó cần đảm bảo hàm lượng triglycerid và cholesterol trong máu luôn ở trong trạng thái bình thường. Những điều này liên quan trực tiếp tới việc ngăn ngừa bệnh về răng nướu.

Thời điểm tốt nhất đi khám nha sĩ?

Nếu lượng đường trong máu của bạn đang ở trong tình trạng mất kiểm soát hãy nói với cả nha sĩ và bác sĩ điều trị tiểu đường của bạn.

Bạn nên đi khám vào buổi sáng vì đây là thời điểm đường huyết có xu hướng được kiểm soát tốt nhất trong ngày. Nếu bạn đã có lịch hẹn rồi, hãy ăn và uống thuốc trước khi đi. Đi khám nha sĩ trong tình trạng bình thường và lưu ý với nha sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại của bạn để giữ cho răng miệng có một sức khỏe tốt nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xét nghiệm HbA1c cho bệnh nhân tiểu đường

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Knowyourteeth
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm