Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu là một nhóm các rối loạn mà ruột không thể hấp thu được một số chất dinh dưỡng nhất định vào trong máu. Hội chứng này có thể cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng (như protein, carbohydrate, chất béo) hoặc các vi chất dinh dưỡng (như vitamin và khoáng chất) hoặc cả 2 loại dinh dưỡng trên.

Hội chứng kém hấp thu

Nguyên nhân của hội chứng kém hấp thu

Protein, carbohydrate, chất béo và đa số các loại dịch/nước đều được hấp thu tại ruột non. Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi có một nguyên nhân nào đó ngăn chặn việc hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng và nước trong ruột. Yếu tố đó có thể là tình trạng viêm, tổn thương niêm mạc ruột hoặc một bệnh nào đó có nguồn gốc từ một bộ phận khác của cơ thể. Đôi khi, hội chứng kém hấp thu là hậu quả của việc cơ thể không sản xuất được loại enzyme cần thiết để tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định hoặc không sản xuất đủ lượng enzyme và acid để hòa trộn với thức ăn trong dạ dày.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn và gây ra hội chứng kém hấp thu bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài
  • Các bệnh như bệnh celiac (không dung nạp gluten), bệnh Crohn, viêm tụy mãn tính hoặc bệnh xơ nang.
  • Thiếu enzyme lactase, hoặc không dung nạp lactose – một hội chứng khá phổ biến ở những người châu Phi hoặc châu Á, xảy ra khi cơ thể thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa.
  • Các loại dị tật bẩm sinh, ví dụ như hẹp đường mật là tình trạng ống mật không phát triển bình thường và có thể bị tắc, làm cản trở dòng chảy của dịch mật.
  • Các bệnh của túi mật, gan hoặc tụy
  • Tổn thương ruột non do nhiễm trùng, viêm, chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Các bệnh do ký sinh trùng gây ra
  • Do xạ trị có thể làm tổn thương lớp niêm mạc nhầy của ruột
Có một số rối loạn hiếm gặp cũng có thể dẫn đến hội chứng kém hấp thu. Một trong số đó là hội chứng ruột ngắn. Hội chứng này có thể là do dị tật bẩm sinh hoặc là kết quả của việc phẫu thuật. Diện tích bề mặt của ruột sẽ bị giảm đi và do vậy, hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột.

Một rối loạn khác có thể dẫn đến hội chứng kém hấp thu là bệnh ỉa chảy ở những vùng nhiệt đới. Đây là tình trạng thường gặp ở Ấn Độ, vùng Caribê hoặc một phần Đông Nam Á. Tình trạng này có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, ví dụ như thực phẩm bị nhiễm chất độc, nhiễm trùng hoặc nhiễm vi sinh vật.

Nhận ra triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng kém hấp thu

Triệu chứng của hội chứng kém hấp thu gây ra là do sự di chuyển của những chất dinh dưỡng không được hấp thu trong đường tiêu hóa. Sự di chuyển này có thể sẽ khác nhau, phụ thuộc vào từng loại chất dinh dưỡng cụ thể. Các triệu chứng có thể là:

  • Nếu cơ thể không thể hấp thu chất béo, bạn sẽ có phân sáng màu và bốc mùi khó chịu, phân mềm và lớn. Phân thường khó để xả sạch, có thể nổi lên hoặc dính vào thành của bồn cầu.
  • Nếu bạn không thể hấp thu protein, bạn sẽ có tóc khô, rụng tóc hoặc tích nước (còn gọi là phù nề)
  • Nếu bạn không tiêu hóa được một số loại đường cụ thể, bạn sẽ bị đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.
  • Nếu bạn không tiêu hóa được một số loại vitamin, bạn có thể sẽ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, tụt huyết áp, sụt cân và teo cơ.

Trẻ em mắc phải hội chứng kém hấp thu có thể sẽ không ăn được một số loại đồ ăn nhất định. Những trẻ này cũng sẽ không phát triển như bình thường được. Cân nặng hoặc sự tăng cân của trẻ có thể sẽ ở dưới ngưỡng trung bình so với những trẻ cùng tuổi và cùng giới.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng kém hấp thu bao gồm:

  • Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn (rượu)
  • Tiền sử gia đình
  • Đã từng phẫu thuật đường ruột
  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định, bao gồm thuốc nhuận tràng hoặc dầu khoáng
  • Do du lịch đến vùng Caribê, Ấn Độ hoặc những vùng thuộc Đông Nam Á.

Chẩn đoán hội chứng kém hấp thu

Bác sỹ có thể nghi ngờ bạn mắc phải hội chứng kém hấp thu nếu bạn bị tiêu chảy mãn tính, thiếu dinh dưỡng hoặc bị sụt cân nghiêm trọng cho dù vẫn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Các xét nghiệm có thể được sử dụng để tiến hành chẩn đoán xác định bao gồm:

Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân có thể đo lường lượng mỡ có trong mẫu phân. Đây là loại xét nghiệm đáng tin tưởng nhất vì có mỡ trong phân thường sẽ là dấu hiệu của hội chứng này.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm này có thể đo lường mức độ của từng chất dinh dưỡng cụ thể như vitamin B12, vitamin D, folate, sắt, canxi, carotene, phosphor, albumin và protein trong máu. Thiếu một trong số những loại vitamin này có thể sẽ không thực sự có nghĩa là bạn sẽ mắc phải hội chứng kém hấp thu. Nhưng, điều đó có nghĩa là bạn không lựa chọn đúng loại thực phẩm đủ dinh dưỡng. Nếu nồng độ các loại vitamin này ở mức bình thường nghĩa là bạn không mắc phải hội chứng kém hấp thu.

Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm hơi thở được sử dụng để kiểm tra mức độ dung nạp lactose. Nếu lactose không được hấp thu thì sẽ đi vào đại tràng. Vi khuẩn trong đại tràng sẽ phá vỡ các phân tử lactose và sản xuất ra khí hidro. Quá nhiều khí hidro sẽ được hấp thu từ ruột vào máu và vào phổi. Sau đó, bạn có thể sẽ thở ra khí hidro. Sự có mặt của khí hidro trong hơi thở sau khi ăn đồ ăn có chứa lactose đồng nghĩa với việc bạn có thể mắc phải hội chứng không dung nạp lactose.

Sinh thiết

Sinh thiết sẽ được tiến hành nếu bác sỹ nghi ngờ có sự bất thường trong lớp niêm mạc ruột.

Lựa chọn điều trị cho hội chứng kém hấp thu

Thay thế các chất dinh dưỡng và nước không được hấp thu là bước đầu tiên trong việc điều trị hội chứng kém hấp thu. Các phương pháp điều trị cụ thể khác sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu bạn không dung nạp lactose, bạn nên tránh uống sữa và ăn các sản phẩm làm từ sữa hoặc nên uống bổ sung lactase. Trong những trường hợp kém hấp thu nghiêm trọng thì có thể sẽ phải nhập viện.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc phải hội chứng kém hấp thu, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng bạn đã nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn có thể sẽ phải uống bổ sung enzyme để giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng bị thiếu. Chế độ ăn của bạn có thể sẽ cần phải điều chỉnh lại. Bạn cũng sẽ được kiểm soát các triệu chứng mất nước (như chóng mặt, suy nhược, khát nước, tiểu ít, khô miêng, khô da hoăc lưỡi)

Biến chứng

Biến chứng trực tiếp liên quan đến loại dinh dưỡng không được hấp thu. Trong một số trường hợp, bạn sẽ thường xuyên bị tiêu chảy, sụt cân và đau bụng. Thiếu vitamin sẽ dẫn đến thiếu máu, tê bì tay chân và các vấn đề về trí nhớ. Tìm ra nguyên nhân là cách quan trọng nhất để đưa ra kết quả điều trị phù hợp.

Cơ thể cần nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng với lượng vừa đủ để hoạt động hiệu quả. Thiếu đi bất kì chất dinh dưỡng quan trọng nào cũng có thể ảnh hưởng đến mọi hệ thống trong cơ thể, bao gồm tim, não, cơ, máu, thận và da. Trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với hội chứng này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm