Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể

Khi xuất hiện tình trạng viêm, cơ thể sẽ sản xuất ra các protein phản ứng, giải phóng vào trong máu và di chuyển tới ổ viêm để chống lại các tác nhân gây viêm.

Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể

Có những xét nghiệm nào để đánh giá tình trạng viêm của cơ thể?

Phát hiện các protein phản ứng này sẽ giúp biết được cơ thể bạn có bị viêm hay không.  Các xét nghiệm thường dùng để phát hiện sự tăng nồng độ protein phản ứng này là: đo tốc độ máu lắng (ESR), định lượng CRP và xét nghiệm đo độ nhớt của máu (PV).

Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng (ESRđược thực hiện như thế nào?

Mẫu máu của bạn sẽ được cho vào một ống nghiệm có chứa chất chống đông, để ngăn cản sự hình thành cục máu đông. Sau đó ống nghiệm được dựng thẳng đứng, để các hồng cầu lắng xuống đáy ống, chừa lại phần phía trên ống là cột huyết tương màu vàng, trong. Người ta sẽ đo chiều cao phần huyết tương phía trên tại thời điểm sau 1 giờ để tính ra tốc độ máu lắng, đơn vị là mm/hr.

 

Nếu Protein phản ứng bao quanh hồng cầu, sẽ khiến các hồng cầu dính vào nhau, làm các hồng cầu lắng càng nhanh hơn. Kết quả là tốc độ máu lắng tăng, chỉ ra rằng bạn có thể bị viêm ở đâu đó.

Bình thường tốc độ máu lắng ở nữ giới sẽ cao hơn nam giới, và tăng dần theo độ tuổi.

Giá trị bình thường của xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR) theo phương pháp Westergren (theo Medscaspe):

  • Ở người lớn:

                   - Nam giới dưới 50 tuổi: ESR < 15 mm/hr

                   - Nam giới trên 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr

                   - Nữ giới dưới 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr

                   - Nữ giới trên 50 tuổi: ESR < 30 mm/hr

  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ em:

                   - Trẻ sơ sinh: 0-2 mm/hr

                   - Trẻ em: 3-13 mm/hr

Xét nghiệm định lượng CRP được thực hiện như thế nào?

CRP là viết tắt của C-reactive protein, là những protein được giải phóng ở giai đoạn viêm cấp tính. Xét nghiệm CRP cho phép định lượng nồng độ protein C – một loại protein đặc hiệu được giải phóng trong quá trình viêm. Nồng độ CRP tăng lên khi bạn bị bệnh, mà nguyên nhân có thể là do bị viêm. Bạn sẽ cần phải lấy máu để thực hiện xét nghiệm CRP.

Giá trị bình thường của xét nghiệm định lượng CRP (theo Medscape): là 0-10 mg/L.

Xét nghiệm đo độ nhớt của máu được thực hiện như thế nào?

So với xét nghiệm đo tốc độ máu lắng thì xét nghiệm đo độ nhớt của máu khó thực hiện hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá tình trạng viêm. Sự tăng độ nhớt của máu là một trong các dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể bị viêm ở đâu đó.

Những bệnh lý nào làm thay đổi nồng độ CRP, tốc độ máu lắng, độ nhớt của máu?

Khi cơ thể bị viêm thì tốc độ máu lắng (ESR), độ nhớt của máu (PV) và nồng độ CRP có thể đều tăng. Trong đó, ESR và PV thay đổi chậm hơn CRP trong quá trình viêm, ngay từ khi bắt đầu và khi kết thúc quá trình viêm.

Xét nghiệm ESR, CRP, PV có thể tăng trong các bệnh lý sau:

  • Nhiễm khuẩn
  • Áp xe
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Một số bệnh lý về cơ và mô liên kết: Đau cơ dạng thấp, viêm động mạch thái dương, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Bỏng và tổn thương mô
  • Một số ung thư: u lympho Hodgkin, u tủy
  • Bệnh Crohn
  • Trong phản ứng thải loại tạng ghép
  • Sau phẫu thuật

Xét nghiệm tốc độ máu lắng có thể giảm trong các bệnh lý sau:

  • Suy tim, đa hồng cầu, bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Các bệnh lý về gan, thận có giảm nồng độ protein

Khi nào thì cần làm các xét nghiệm này?

Hỗ trợ chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm ESR, CRP, PV không đặc hiệu cho một bệnh lý cụ thể nào. Tức là, khi nồng độ của chúng tăng lên, có nghĩa là “có chuyện gì đó đang xảy ra” và cần làm thêm một số các xét nghiệm khác để biết chính xác nguyên nhân đó là gì. Ví dụ, nếu bạn không được khỏe và chưa rõ nguyên nhân gây ra là gì, khi làm xét nghiệm ESR, CRP, PV thấy kết quả đều tăng, chỉ ra có thể bạn đang bị viêm. Điều đó gợi ý cho bác sĩ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.

Thường thì không thể chẩn đoán chắc chắn tình trạng bệnh từ kết quả của xét nghiệm ESR, CRP, PV. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm ESR, CRP, PV và lặp lại sau một thời gian điều trị. Nếu kết quả các xét nghiệm ban đầu tăng (do nguyên nhân nhiễm trùng) và sau đó trở về bình thường khi tình trạng bệnh đã được cải thiện, thì bạn không cần thực hiện thêm các xét nghiệm nào khác nữa.

Theo dõi tiến triển bệnh

Ví dụ, nếu bạn bị đau cơ dạng thấp, tình trạng viêm và tiến triển của bệnh có thể được đánh giá một phần thông qua kết quả các xét nghiệm này, theo nguyên tắc: nồng độ cao, bệnh tiến triển nặng. Và cũng có thể dùng để theo dõi đáp ứng điều trị, đáp ứng điều trị tốt, nồng độ ESR, CRP, PV có thể giảm.

Cả 3 xét nghiệm đều rất hữu ích. Tuy nhiên, nồng độ CRP thay đổi nhanh hơn. Điều này là cực kỳ quan trọng trong điều trị một số nhiễm trùng nặng hoặc giai đoạn viêm cấp tính. Ví dụ, nồng độ CRP giảm sau điều trị vài ngày, chứng tỏ việc điều trị là đúng hướng, có hiệu quả. Nếu nồng độ CRP không giảm, thì có thể việc điều trị là không hiệu quả, gợi ý bác sĩ chuyển đổi hướng điều trị khác.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những phản ứng viêm bạn thường gặp mỗi ngày

Lê Văn Công - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Patien.info, Medscape
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm