Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư buồng trứng: Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Ung thư buồng trứng là tình trạng các tế bào trong buồng trứng tăng sinh vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Một số loại ung thư buồng trứng có thể khởi phát tại vòi tử cung (ống nối tử cung và buồng trứng).

1. Tổng quan về ung thư buồng trứng

Phụ nữ có 2 buồng trứng, là nơi trứng được tạo ra, cũng là nơi hầu hết nội tiết tố nữ được sản xuất. Tế bào ung thư có thể phát tán sang các bộ phận khác trên cơ thể. Những trường hợp này được gọi là di căn. Bệnh ung thư luôn được gọi tên theo vị trí cơ quan khởi phát. Do đó, khi tế bào ung thư buồng trứng phát tán đến gan (hoặc các cơ quan khác), đây vẫn được gọi là bệnh ung thư buồng trứng, không phải ung thư gan.

Buồng trứng thuộc cơ quan sinh dục nữ vừa có nguồn gốc bào thai phức tạp, vừa có chức năng tạo giao tử và còn là tuyến nội tiết, đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng của những tuyến nội tiết khác. Cơ chế bệnh sinh các u biểu mô buồng trứng rất phức tạp và do vậy, hình thái và cấu trúc của mô u rất phong phú và đa dạng hơn bất kỳ mô tạng nào khác trong cơ thể người.

Trên thế giới, tỷ lệ ung thư buồng trứng chiếm khoảng 30% tổng số các ung thư sinh dục nữ.

Trên toàn thế giới có 295.414 trường hợp mắc mới và 184.799 bệnh nhân tử vong do bệnh trong năm 2018, tương ứng với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 6,6/100.000 người, tỷ lệ tử vong 3,9/100.000 người.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1500 phụ nữ mới mắc và gần 900 người tử vong do ung thư buồng trứng.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng

Một số yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô buồng trứng bao gồm:

  • Sinh ít và không sinh con

  • Có kinh sớm, mãn kinh muộn

  • Béo phì

  • Sử dụng bột talc

  • Yếu tố gia đình, phụ nữ có thành viên gia đình thế hệ thứ nhất bị ung thư buồng trứng có nguy cơ bị bệnh cao gấp 2 lần phụ nữ không có tiền sử gia đình

  • Mang đột biến gen BRCA1, BRCA2 cũng là yếu tố nguy cơ, trong đó đột biến BRCA1 có nguy cơ 15 – 45% và đột biến BRCA2 có nguy cơ 10 -20% ung thư buồng trứng trong toàn bộ cuộc đời

Dùng thuốc tránh thai, ức chế rụng trứng, thắt vòi trứng, cho con bú là các yếu tố bảo vệ giảm ung thư biểu mô buồng trứng.

Các giai đoạn ung thư buồng trứng.

3. Giai đoạn ung thư buồng trứng

Giai đoạn I: Ung thư phát triển giới hạn tại buồng trứng.

Giai đoạn IA: Ung thư chỉ giới hạn ở 1 bên buồng trứng, không có báng bụng, không có chồi sùi trên bề mặt buồng trứng, vỏ buồng trứng còn nguyên.

Giai đoạn IB: Ung thư phát triển ở 2 buồng trứng, không có báng bụng, không có chồi sùi trên bề mặt buồng trứng, vỏ buồng trứng còn nguyên.

Giai đoạn IC: Ung thư như IA hoặc IB nhưng có những chồi sùi trên bề mặt của 1 hay 2 buồng trứng, hoặc với vỏ buồng trứng bị vỡ, hoặc với dịch báng bụng có buồng trứng ác tính, hoặc với mẫu rửa màng bụng dương tính.

Giai đoạn II: Ung thư phát triển ở 1 hay 2 buồng trứng lan rộng đến các cơ quan trong tiểu khung.

Giai đoạn IIA: Lan rộng hoặc/và di căn ra đến tử cung và/hoặc ống dẫn trứng.

Giai đoạn IIB: Lan rộng ra các mô khác trong tiểu khung.

Giai đoạn IIC: Ung thư như giai đoạn IIA hoặc IIB, nhưng có chồi sùi trên bề mặt của 1 hay 2 buồng trứng, vỏ buồng trứng bị vỡ hoặc với dịch báng bụng có chứa tế bào ác tính hoặc với mẫu rửa màng bụng dương tính.

Giai đoạn III: Ung thư bao gồm cả 1 hay 2 buồng trứng gieo rắc vào khoang phúc mạc bên ngoài tiểu khung và /hoặc có hạch sau phúc mạc và hạch bẹn. Đặc biệt di căn bề mặt gan cũng thuộc giai đoạn III. Khối u thực sự giới hạn trong tiểu khung nhưng qua mô học lại xác định được sự lan tràn tế bào ác tính đến ruột non hay mạc nối.

Giai đoạn IIIA: Ung thư thực sự ở tiểu khung, không có hạch, nhưng bằng xét nghiệm mô học xác định được sự gieo rắc tế bào ung thư trên bề mặt khoang phúc mạc ổ bụng.

Giai đoạn IIIB: Ung thư ở 1 hay 2 buồng trứng, qua mô học xác định được những gieo rắc tế bào ung thư ở bề mặt khoang phúc mạc ổ bụng, nhưng không vượt quá 2 cm đường kính, không có hạch.

Giai đoạn IIIC: Có những khối di căn ở ổ bụng > 2cm đường kính và/hoặc có hạch ở khoang phúc mạc sau hay hạch bẹn.

Giai đoạn IV: Ung thư ở 1 hay 2 buồng trứng kèm di căn xa. Nếu có tràn dịch màng phổi thì phải có kết quả xét nghiệm tế bào học dương tính mới phân vào giai đoạn IV.

Hình ảnh ung thư buồng trứng.

4. Nhận biết và chẩn đoán ung thư buồng trứng

Dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng mà ung thư buồng trứng có những dấu hiệu sau đây.

4.1. Dấu hiệu ung thư buồng trứng:

Người bệnh có các biểu hiện sau:

- Đau bụng, tức bụng, bụng to nhanh.

- Ra máu bất thường âm đạo

- Rối loạn tiểu tiện

- Rối loạn tiêu hóa( ỉa chảy, táo bón, tắc ruột ...)

- Mệt mỏi, sờ thấy u vùng thượng vị, hạch bẹn, nách, thượng đòn,..

- Có thể có tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim

- Khám phụ khoa: thấy khối u vùng tiểu khung, buồng trứng.

Siêu âm phát hiện sớm bất thường ổ bụng trong đó có ung thư buồng trứng.

4.2. Các phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng

Các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng:

- Siêu âm, CT, MRI, PET – CT, XQ tim phổi: Có hình ảnh khối u buồng trứng, đánh giá kích thước, mức độ xâm lấn của u, tình trạng di căn hạch, khả năng phẫu thuật, đáp ứng điều trị,..

- Các xét nghiệm chỉ điểm khối u: CA125, HE4, CEA,..

- Tế bào học: dịch màng bụng, màng phổi,..

- Chẩn đoán mô bệnh học.

5. Bệnh ung thư buồng trứng có nghiêm trọng?

Nếu bạn bị ung thư buồng trứng sau khi khám và có kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ cần phải đánh giá xem ung thư đã xâm lấn lan tràn tới đâu. Việc này được gọi là đánh giá giai đoạn. Người bệnh sẽ được nghe bác sĩ giải thích về bệnh ung thư giai đoạn nào có thể giai đoạnh 1, 2,… Việc đánh giá giai đoạn này là cần thiết để các bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị tốt nhất. Việc đánh giá giai đoạn dựa trên sự tăng sinh của khối u buồng trứng, cũng như việc ung thư đã xâm lấn sang các cơ quan lân cận hoặc di căn xa hay chưa. Bệnh ung thư có các giai đoạn 1, 2 ,3 và 4. Ở giai đoạn đầu ung thư càng ít xâm lấn thì việc điều trị sẽ hiệu quả càng tốt.

Các xét nghiệm chỉ điểm khối u: CA125, HE4, CEA,...

6. Điều trị ung thư buồng trứng

Điều trị ung thư biểu mô buồng trứng là điều trị đa mô thức và chăm sóc bệnh nhân toàn diện, bao gồm: phẫu trị, hóa trị, xạ trị, nội tiết, … Chủ yếu là phẫu trị và hóa trị

- Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị căn bản yêu tiên số 1, khi khối u còn khả năng PT được, giúp đem lại hiệu quả cao trong điều trị.

- Hóa trị: Có Platin được sử dụng sau PT, đôi khi trước PT ở bệnh nhân không mổ được. Khi bệnh tái phát, cần xem bệnh còn nhạy cảm hay kháng Platin để có chiến lược PT, hóa chất phù hợp. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có các phác đồ điều trị thích hợp.

- Các thuốc điều trị đích kết hợp và/ hoặc duy trì sau hóa trị làm chậm quá trình phát triển trở lại của bệnh.

Xạ trị: có vai trò hạn chế trong điều trị ung thư biểu mô buồng trứng do hiệu quả thấp lại độc tính nhiều trên bệnh nhân. Thường được sử dụng trong điều trị giảm nhẹ, hoặc giai đoạn muộn.

7. Theo dõi sau điều trị

- Khám lại 3 tháng/ lần trong 2 năm đầu. 6 tháng/ lần trong 3 năm tiếp. Sau đó 1năm/ lần.

- Khám lại: khám lâm sàng, khám tiểu khung. Làm CA125, 1 số chất chỉ điểm ung thư đi kèm. Làm công thức máu, sinh hóa, siêu âm ổ bụng, xq tim phổi. chụp CT/ MRI/ PET CT lồng ngực, ổ bụng, tiểu khung nếu có triệu chứng gợi ý tái phát, di căn trên lâm sàng.

- Thầy thuốc cần phổ biến cho người bệnh các triệu chứng gợi ý bệnh tái phát:

  • Đau vùng khung chậu, tiểu khung

  • Đầy tức bụng, ăn chóng no

  • Đau bụng

  • Nôn,

  • Bí trung/ đại tiện( tắc ruột)

  • Sút cân

  • Mệt mỏi

8. Lời khuyên của thầy thuốc

Ung thư buồng trứng hiện có tỷ lệ mắc khá cao, có xu hướng gia tăng. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng rất nghèo nàn, diễn biến bệnh phức tạp. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán muộn nên việc điều trị hết sức khó khăn. Tỷ lệ sống thêm 5 năm tương quan trực tiếp tới giai đoạn bệnh. Giai đoạn I sống thêm 5 năm từ 60 – 80%. Giai đoạn II sống thêm 5 năm khoảng 40%. Giai đoạn III từ 15 – 20% và giai đoạn IV tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn dưới 5%. Giai đoạn I có độ biệt hoá cao và vừa sống thêm 5 năm là 90%... chính vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: U nang buồng trứng: kích thước bao nhiêu?

ThS.BS. Nguyễn Văn Quốc - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm