Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tức giận ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Ở mức phù hợp nhất, sự tức giận cảnh báo chúng ta về những mối nguy và truyền cảm hứng cho hành động. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), tức giận là một cảm xúc đặc trưng bởi sự đối kháng với bất kì ai hoặc bất kì điều gì không đúng. Đặc biệt, cơn tức giận xảy ra thường xuyên có thể gây ra những hậu quả đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.

Khi trải nghiệm về sự tức giận diễn ra quá thường xuyên, quá mãnh liệt, kéo dài quá lâu hoặc không tương xứng với các sự kiện xảy ra, cảm xúc đó có thể dẫn tới những ảnh hưởng liên quan đến sự hài lòng và sức khỏe của chúng ta.

Tức giận là một phần của phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, trong đó, tuyến thượng thận sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng và được vận chuyển khắp cơ thể, chẳng hạn như adrenaline và cortisol. Với mục đích tự vệ hoặc chạy trốn khỏi nguy hiểm, các tác động sinh lý có thể xảy ra như nhịp tim, huyết áp và tốc độ đẩy máu về tim tăng lên.

Mặc dù hệ thống phản ứng này có chức năng bảo vệ con người, nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không cần thêm năng lượng để đối phó với bất cứ điều gì gây ra sự tức giận. Và việc kích hoạt mạn tính các hormone gây căng thẳng sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng về thể chất và tinh thần. Dưới đây là một số ảnh hưởng sức khỏe của sự tức giận:

1. Sự tức giận gây căng thẳng cho trái tim

Cơn giận sẽ khiến cơ thể giải phóng các hormone gây căng thẳng, theo thời gian có thể gây tổn hại đến sức khỏe tim mạch. Cụ thể, sự tức giận (thậm chí tức giận nhất thời, biểu hiện bằng những thay đổi trên nét mặt) dẫn đến những thay đổi của tim, làm suy giảm khả năng bơm máu của cơ, có thể dẫn đến huyết áp cao và các biến chứng sau đó (như bệnh tim, đau tim, đột quỵ và hội chứng chuyển hóa).

Nghiên cứu còn cho thấy những người có mức độ tức giận cao hơn (thường xuyên đánh giá các tình huống là thù địch và khả năng kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc kém) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy sự tức giận cũng có liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn do bệnh mạch vành và các biến chứng.

Ngoài ra, sự tức giận cũng tác động đến những người có rối loạn nhịp tim. Với những người dễ bị rối loạn nhịp thất (nhịp tim bất thường bắt nguồn từ buồng tim dưới) hoặc rung tâm nhĩ (nhịp bất thường ở buồng trên) thì khả năng mắc bệnh rối loạn nhịp tim cao hơn khi tức giận hoặc căng thẳng. Điều này là do adrenaline tăng lên khi tức giận, có thể gây ra những thay đổi về các tín hiệu điện trong tim.

2. Tức giận làm tăng nguy cơ đau tim

Các bằng chứng cũng cho thấy sự tức giận có liên quan mật thiết đến nguy cơ đau tim lớn hơn. Một đánh giá có hệ thống với tổng số gần 4.000 người tham gia từ hơn 50 trung tâm y tế ở Hoa Kỳ cho thấy số ca đau tim tăng hơn gấp đôi trong vòng hai giờ sau khi bùng phát cơn giận. Mối liên quan này sẽ trở nên mật thiết hơn khi cường độ giận dữ ngày càng tăng. 

Đọc thêm tại bài viết: Những điều nên làm và không nên làm khi bạn tức giận

3. Tức giận có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu cho thấy não và ruột có mối liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Một trong những vai trò của hệ thống thần kinh thực vật là điều hòa quá trình tiêu hóa. Nhưng quá trình này có thể bị xáo trộn khi cơ thể chuyển sang chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, như có thể xảy ra khi đối mặt với căng thẳng.

Một số thay đổi về chức năng và hoạt động của ruột có thể nhận thấy như căng thẳng sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa (bao gồm đau bụng, khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy). Và về lâu dài, căng thẳng mạn tính có liên quan đến sự tiến triển của bệnh viêm ruột (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

4. Tức giận thường xuyên gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần

Các nghiên cứu cho thấy rằng sự tức giận thường tăng cao trong các trường hợp rối loạn cảm xúc, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm, đồng thời có liên quan đến các triệu chứng tồi tệ hơn và phản ứng kém hơn với việc điều trị.

Sự tức giận (đặc biệt là giận dữ kéo dài) cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung và cách suy nghĩ, có thể khiến chúng ta trở nên thù địch hoặc hoài nghi hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành cũng như tình trạng của các mối quan hệ xung quanh. Bởi tức giận có thể là tiền đề của những lời nói thô tục hoặc thậm chí là hành vi bạo lực.

Đọc thêm tại bài viết: Tức giận có phải là một triệu chứng của trầm cảm? 

5. Sự tức giận có thể gây rối loạn giấc ngủ

Những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận hoặc cảm thấy tức giận thường xuyên đã được chứng minh là có chất lượng giấc ngủ kém hơn. Một nghiên cứu đã xem xét mối tương quan giữa mức độ tức giận cao hơn và rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như khó vào giấc và duy trì giấc ngủ. Mức độ tức giận từ trung bình đến cao có liên quan đáng kể đến việc tăng từ 40% đến 70% nguy cơ rối loạn giấc ngủ ở những người trưởng thành tham gia nghiên cứu.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo EverydayHealth
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm