Những điều nên làm và không nên làm khi bạn tức giận
Nếu bạn rất dễ nổi nóng, dễ bị kích thích, cáu kỉnh và khó kiềm chế, thì rất có thể, những triệu chứng của bạn có thể liên quan đến bệnh trầm cảm. Tình trạng trầm cảm có thể sẽ làm giảm bớt tình trạng tức giận, nhưng bạn có thể thực hiện rất nhiều cách để làm giảm bớt ảnh hưởng của tình trạng tức giận nguy hiểm này.
Nên: Đếm từ 1 đến 10 (hoặc 100)
Khi bạn tức giận, bạn nên đếm từ 1 đến 10, nếu rất tức giận, bạn có thể đếm từ 1 đến 100. Những người tức giận thường rất dễ nổi nóng, và khi họ nổi nóng, họ thường sẽ nói những điều mà sau này họ sẽ hối hận. Đếm thật chậm từ 1 đến bất cứ con số nào phù hợp, đến khi bạn cảm thấy huyết áp và nhịp tim của bạn trở về bình thường. Theo thời gian, cơn tức giận của bạn cũng sẽ dần qua đi.
Nên: Tha thứ
Mặc dù có thể bạn chưa quên ngay được sự kiện vừa xảy ra với mình, nhưng tha thứ cho người gây ra sự kiện đó với bạn là một cách tuyệt vời để làm giảm tình trạng tức giận. Tha thứ sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ về sự kiện đó. Việc suy nghĩ quá nhiều về một sự kiện sẽ khiến các suy nghĩ tiêu cực xuất hiện lặp đi lặp lại trong đầu bạn, giống như bạn xem đi xem lại một bộ phim đáng sợ. Những người hay nổi nóng thường sẽ không thể ngừng suy nghĩ về những việc đã làm họ nổi nóng, và việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của bạn. Tha thứ không có nghĩa là bạn đồng tình với những gì người đó đã làm cho bạn mà chỉ có nghĩa là bạn không dùng sự kiện đó để chống lại họ và sự kiện đó sẽ không thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn được.
Một cách khác để làm nguôi cơn giận đó là tự làm xao nhãng bản thân. Khi tức giận, bạn hãy tự đánh giá mức độ tức giận của mình theo thang điểm từ 1 đến 10, với 10 là trạng thái tức giận nhất. Nếu tình trạng của bạn nằm trong khoảng từ 5-10, bạn nên làm một việc gì đó khiến bạn nguôi giận trước khi tương tác với người khác hoặc trước khi giải quyết vấn đề. Những việc bạn có thể làm bao gồm vẽ, nấu nướng, đi bộ, câu cá, chơi game xếp chữ hoặc Sudoku.
Nên: Hít thở thật sâu
Hít thở sâu là một trong số những cách tốt để giữ bình tĩnh khi bạn nổi nóng. Hít thở sâu sẽ giúp làm giảm nhịp tim của bạn. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ khuyến nghị rằng bạn nên hít thở sâu bằng cơ hoành, chứ không phải hít thở nông bằng ngực. Trong khi hít thở, bạn có thể lắng nghe các bản nhạc dịu êm hoặc luyện tập một vài động tác giãn cơ, cũng có thể rất hữu ích. Bạn có thể luyện tập yoga– bộ môn kết hợp giữa các tư thế giãn cơ và hít thở.
Không nên: Chối bỏ rằng bạn đang giận dữ
Những người thừa nhận rằng họ là những người hay giận dữ thì sẽ ít có xu hướng hung hăng, bạo lực hơn, theo một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Emotion. Những người nhận ra được cảm xúc của họ thuộc loại nào thường sẽ dễ kiểm soát cảm xúc của mình hơn. Họ sẽ suy nghĩ sâu sắc hơn về trải nghiệm cảm xúc của mình và nhạy cảm hơn với nguyên nhân cũng như các hậu quả có thể xảy ra của việc tức giận của họ. Do vậy, khi tức giận, họ có thể sẽ đối mặt nhanh hơn và hiệu quả hơn với cảm xúc tiêu cực của mình và sẽ ít có nguy cơ thực hiện các hành vi tiêu cực như uống rượu bia, lạm dụng chất gây nghiện.
Nên: Viết về những cảm xúc của mình.
Viết về những gì bạn đã trải qua sẽ giúp bạn suy nghĩ chậm lại và suy nghĩ về việc bạn muốn thực hiện thay vì hành động một cách thiếu suy nghĩ. Những hành động thiếu suy nghĩ thường dựa trên cảm xúc và thường là tự phát. Cảm xúc của chúng ta rất thật, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với hoàn cảnh. Khi có thời gian suy nghĩ, chúng ta sẽ nhận thức được chúng ta muốn gì và cách nào để thực hiện điều chúng ta mong muốn một cách tốt nhất.
Thay vì chạy vào phòng, đóng chặt cửa, la hét và đổ lỗi rằng vợ/chồng bạn không quan tâm đến bạn, bạn nên viết về những cảm xúc của mình hoặc thực hiện một vài chiến lược đối phó với cơn tức giận. Sau khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn hãy đi vào phòng và nói chuyện với vợ/chồng và gợi ý một vài hoạt động hai bạn có thể cùng thực hiện cùng nhau.
Nên: Luyện tập thể thao
Luyện tập aerobic, bao gồm cả việc đi bộ nhanh, cũng là một cách tốt để đối phó với cơn giận dữ của mình. Khi bạn luyện tập, các quá trình trong cơ thể cũng diễn ra tương tự như khi bạn tức giận: adrenaline tăng cao, vã mồ hôi, thở khó khăn hơn. Việc luyện tập cũng có thể giúp làm giải phóng endorphin – một chất hóa học trong não có thể giúp làm dịu và kiểm soát cảm xúc dễ dàng hơn.
Không nên: Gửi email khi bạn đang giận dữ
Bạn không bao giờ nên gửi email khi bạn đang buồn bã hoặc tức giận. Nếu bạn thật sự phải giải tỏa tâm trạng của mình, hãy viết những cảm xúc của mình ra và lưu vào trong mục thư nháp 24 giờ, trước khi quyết định gửi đi. Việc làm này sẽ giúp bạn có thời gian để xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi giải quyết tình huống mà bạn đang gặp phải. Bạn cũng nên nói với đối tác rằng, bạn cần 1-2 ngày để suy nghĩ về vấn đề đang cần giải quyết.
Nên: Trò chuyện, nhưng không phải ngay lập tức
Trước khi trò chuyện với ai đó, bạn nên đánh giá mức độ giận dữ của mình trên thang từ 1-10. Nếu bạn trò chuyện với người khác khi đang ở trong trạng thái vô cùng giận dữ, thì rất có khả năng, bạn sẽ biến cuộc trò chuyện thành cuộc cãi vã. Trong trường hợp bạn đang rất nóng giận, bạn nên đợi đến khi mình bình tĩnh hơn rồi hãy nói chuyện với người khác. Đến khi nào bạn nghĩ rằng, cơn giận dữ của bạn đã được kiểm soát và bạn có thể giải tỏa cơn giận dữ của mình mà không gây hại đến ai hoặc không gây ra hậu quả gì thì đó chính là lúc bạn có thể trò chuyện với người khác.
Việc này không phải sẽ phù hợp với tất cả mọi người nhưng có 3 thử nghiệm đã thấy rằng, những người cầu nguyện cho người khác (cho dù là người thân, bạn bè trong gia đình hoặc cầu nguyện cho người lạ) cũng sẽ ít giận dữ hơn, cho dù họ thuộc tôn giáo nào. Ở một khía cạnh nào đó, cầu nguyện là một cách làm xao nhãng bản thân khỏi cơn giận dữ và làm giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực.
Thông tin thêm trong bài viết: Giữ bình tĩnh khi giận dữ
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.