Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giữ bình tĩnh khi giận dữ

Điều quan trọng là bạn cần phải biết làm thế nào để giải quyết một cuộc cãi vã bằng lời nói chứ không phải để nó kết thúc bằng một trận đấu. Hãy học cách kiểm soát cơn giận dữ của mình.

Giận dữ là bình thường, đã ai nói với các bạn nhỏ như thế chưa? Nhưng đừng để cơn giận dữ biến thành một trận đánh nhau để giải quyết nó. Hãy tôn trọng mọi người cho dù lúc đó bạn có giận như thế nào đi chăng nữa. Hãy có đủ sự can đảm để bước ra khỏi một cuộc chiến. Giữ bản thân được an toàn bằng cách không xem một trận đánh nhau. Hãy nhận sự giúp đỡ đáng tin cậy từ một người lớn khi người khác đánh nhau.

Giận dữ mà không bị mất kiểm soát

Giận dữ là điều bình thường, nó là cảm xúc tự nhiên khi bạn hay ai đó phản ứng lại khi người khác đối xử không tốt. Nó phụ thuộc vào cách chúng ta quyết định làm thế nào khi chúng ta giận dữ.

Mọi người đều có quyền giận dữ

Tức giận không nhất thiết phải giải quyết bằng một trận đấu. Tuy nhiên khi chúng ta để cơn nóng giận bùng phát không kiểm soát thì một cuộc đấu sẽ xảy ra. Một khi bạn giận dữ, phải mất đến 30 phút sau bạn mới bình tĩnh lại được và nghĩ thoáng ra được. Nếu bạn muốn cơn giận dữ tan nhanh thì bạn cần phải tìm ra một cách nào đó để thư giãn tinh thần nhanh chóng và quay trở lại vấn đề tranh cãi sau

Điều đó có thể cứu vãn rất nhiều thứ rắc rối và đôi khi nó còn giúp cứu vãn cuộc đời bạn. Bạn có thể nói với người khác rằng: “Tôi gần phát điên lên rồi, liệu chúng ta có thể chuyển sang chủ đề khác để bình tĩnh hơn được không?”

Một thái độ tốt và tôn trọng mọi người

Tự nhủ rằng ai đó cũng xứng đáng có sự tha thứ và có những khía cạnh tốt để bạn đáng tôn trọng để mỗi khi bạn tức giận thì hãy nghĩ đến triết lý đó để bạn không khơi mào một cuộc chiến.

Cách để một cuộc chiến không xảy ra

  • Đừng tụ tập đông đúc khi tranh cãi, một vài người sợ những người khác đứng quá gấn mình, giữ khoảng cách với mọi  người nghĩa là bạn đừng để độ dài cánh tay bạn có thể vươn tới người kia
  • Tìm ra lý do tại sao người khác lại khó chịu với mình đến thế bằng cách hỏi họ: “Tại sao bạn lại nói vây?”
  • Thanh minh cho mình: “Đó là cách tôi nhìn nhận vấn đề. Tôi nghĩ là điều đó đã xảy ra theo cách….”
  • Hãy cố làm những điều đúng đắn: “Tôi không muốn chúng ta thành kẻ thù của nhau. Chúng ta sẽ không để việc này xảy ra nữa nhé”

Nếu bạn cảm thấy sợ hãy rời đi

Bản năng sợ rắn độc và gấu đã giúp con người tồn tại hàng nghìn năm nay. Do vậy việc bị vây xung quanh một đám người giận dữ và hung hăng, sợ là bản năng sống của mỗi người. Nếu bạn cảm thấy sợ thậm chí bạn cũng chả biết tại sao mình lại sợ đến thế thì bạn vẫn cần phải rời đi chỗ khác. Cơ thể sẽ thông báo cho bạn biết khi có điều gì đó không phải bằng cách: tăng nhịp tim, cảm thấy bồn chồn, bạn nóng bừng và vã mồ hôi. Điều này có thể không đúng hết với mọi người nhưng hãy tin vào trực giác của bạn.

Bỏ qua không có nghĩa là hèn nhát

Nếu bạn không liên quan gì đến việc giận dữ của ai đó nhưng người ta vẫn muốn lôi bạn vào trận đấu (hay nói cách khác là bạn bất đắc dĩ bị lôi vào cuộc đánh nhau) thì cách bạn phản ứng lại cực kỳ quan trọng. Đây là cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng đó:

  • Hãy nói với họ là chuyện này cần làm rõ khi họ đã bình tĩnh lại
  • Chuyện này không thể giải quyết bằng một trận chiến
  • Đừng nghĩ rằng đánh nhau sẽ làm rõ mọi chuyện và rời đi

Nếu bạn và những người khác rời đi thì rất có thể một cuộc chiến sẽ không xảy ra bởi cuộc chiến nào cũng cần có khán giả. Bạn chỉ cần nói rằng: “Hãy rời khỏi đây thôi. Họ có thể tụ giải quyết việc này với nhau”.

Bạn có giúp giữ hòa khí

Đừng biến mình thành một cổ động viên hung hăng khi chứng kiến một cuộc chiến sắp xảy ra. Đừng cổ vũ, hò hét, khích bác hai bên và thêm mắm thêm muối vào câu chuyện. hãy cư xử như những người trưởng thành bằng cách cố gắng ngăn chặn một cuộc chiến xảy ra. Bạn có thể hô to lên: “Dừng lại!” và nói về những hậu quả mà cả nhóm sẽ nhận: bị đuổi ra khỏi trường, ra khỏi đội bóng, bị trừng phạt, bắt lao động công ích, hoặc có thể bị bắt giữ.

Nhờ sự giúp đỡ từ ai đó nhưng không phải là đứa mách lẻo mà đang giúp gỡ rối. Nếu bạn nghe thấy ai đó có ý định làm hại người khác hãy nói với người lớn, nếu ai đó có ý định đe dọa người khác hãy nhờ người khác giúp đỡ. Hãy đứng lại chống lại việc bắt nạt trong trường với tất cả sự dũng cảm của mình để giúp đỡ các bạn khác nhất là những bạn chỉ có một mình hoặc bạn đó hay bị mọi người bắt nạt.

Hãy giúp bạn mình kiểm soát được cơn nóng giận và tránh được việc xung đột với người khác. Học cách nhận diện ra những nguy hiểm khi sử dụng vũ khí như dao hay các vật sắc nhọn. Nói không với các loại vũ khí hoặc thấy ai đó có vũ khí thì cần phải tránh xa và thông báo cho người lớn biết

Hơn hết là học cách bình tĩnh khi mọi việc đang nóng dần lên

Hãy nói chuyện với bạn mình hoặc với những người lớn hiểu biết về mọi chuyên trước khi bạn định bắt đầu làm gì đó. Hãy suy nghĩ về những gì bạn sẽ làm:

  • Bạn là người thách thức một trạn chiến hay bạn của bạn muốn đánh nhau
  • Một người bạn của bạn đang bị bắt nạt và yêu cầu bạn giúp đỡ
  • Bạn biết có một vài bạn học mang dao đến trường
  • Bạn nghe về kế hoạch “chiến” một ai đó
  • Nếu thấy có vũ khí cần phải tìm sự giúp đỡ của người lớn ngay lập tức
  • Bạn và những người khác cần phải dời chỗ đánh nhau nhanh nhất có thể
  • Tìm một người lớn đáng tin cậy ngay lập tức

Tham khảo thêm thông tin về cơn giận dữ tại bài viết Kiểm soát cơn giận dữ

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthychildren
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm