Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiểm soát cơn giận dữ

Giận dữ không phải là không tốt nhưng nó cần phải được thể hiện một cách khôn khéo. Hãy tìm hiểu các lý do của việc giận dữ và những phương pháp để kiềm chế các cơn nóng giận

Nóng giận - bản thân nó không phải là nghiêm trọng mà là ở cách xử lý các cơn nóng giận. Hãy xem xét bản chất của sự tức giận và phải làm gì khi bạn đang đối mặt với người nào đó đang giận dữ ngoài tầm kiểm soát.

Tức giận là gì

Tức giận là một phản ứng tự nhiên với các mối đe dọa ý thức. Nó khiến cơ thể bạn giải phóng ra adrenaline làm các cơ bắp thắt chặt lại, nhịp tim và huyết áp tăng lên. Khuôn mặt và tay đỏ ửng, mọi bộ phận cơ thể đều cảm thấy gay gắt.

Tuy nhiên sự tức giận sẽ sẽ trở nên nghiêm trọng khi bạn không thể kiểm soát được chúng một cách lành mạnh.

Vì thế tức giận không có gì là xấu

Tức giận vỗn dĩ không phải là điều gì xấu xa. Nó giúp bạn chia sẻ nỗi phiền muộn của bạn, nó giúp bạn phản ứng với với các những người đè nén bạn, thúc đẩy bạn làm những thứ tích cực hơn. Nhưng vấn đề là bạn phải kiểm soát được nó, không để cơn nóng giận phá hủy những thứ quan trọng với bạn.

Nguyên nhân khiến người ta nóng giận 
Có rất nhiều nguyên nhân thông thường gây ra những cơn nóng giận chẳng hạn như mất kiên nhẫn, cảm thấy những ý kiến hoặc nỗ lực của bạn không được đánh giá đúng hoặc không công bằng. Cũng có thể là do các tổn thương tâm lý, các biến cố trong cuộc sống hoặc lo lắng các đề cá nhân. Việc thất vọng vì bản thân không được như kỳ vọng của của mọi người hay của chính bản thân mình cũng khiến bạn phát điên hoặc bạn thất vọng vì những gì bạn đã làm.
Nếu bạn không được dạy làm thế nào để thể hiện sự tức giận một cách phù hợp thì nỗi thất vọng này như một ngọn lửa âm ỉ từng ngày làm bạn khổ sở và chỉ chờ đợi giọt nước làm tràn ly là bạn cũng có thể bùng phát các cơn nóng giận. Một số trường hợp khác như có những biến động trong não bộ khiến nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh thay đổi cũng góp phần làm cho sự nóng giận bùng phát.

Cách tốt nhất để kiểm soát các cơn nóng giận

Khi bạn giận dữ bạn sẽ có những biểu hiện sau:

  • Biểu lộ cảm xúc: bạn diễn đạt cảm xúc tức giận trong lời nói, hành động
  • Ức chế: đây là một nỗ lực bạn đang kìm nén các cơn nóng giận và sự ức chế có thể chuyển đổi thành hành vi mang tính xây dựng hơn hoặc bạn chỉ ẩn cơn giận vào trong lòng hoặc bạn sẽ bùng phát những hành vi tức giận một cách tự động
  • Trấn tĩnh: đây là hành vi nhằm kiểm soát các hành vi biểu lộ ra bên ngoài và tự trấn an cơn nóng giận bên trong bạn để cảm xúc giận dữ của bạn lắng xuống.

Lý tưởng nhất là bạn có được tính xây dựng nghĩa là bạn vừa có thể thể hiện quan điểm một cách rõ ràng mà vẫn vừa nhận được sự đóng góp ý kiến của các cá nhân khác.

Sự giận dữ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Một số nghiên cứu cho rằng sự tức giận không kiểm soát được như sự tức gận do bị dồn nén từ lâu có thể gây hại cho sức khỏa của bạn. Những phản ứng tiêu cực như vậy chỉ làm trầm trọng thêm những tình trạng bệnh mạn tính, dẫn đến khó ngủ hoặc ảnh hưởng đến việc tiêu hóa. Thậm chí có những bằng chứng cho thấy sự giận dữ và thù địch sẽ khiến người ta dễ bị bệnh tim hơn.

Sự giúp đỡ về mặt tâm lý

Học cách kiểm soát sự tức giận là một thách thức với tất cả mọi người ở mọi thời điểm. Hãy xem xét đến sự giúp đỡ về mặt tâm lý nếu bạn có những cơn nóng giận ngoài tầm kiểm soát khiến người khác tổn thương hoặc khiến bạn phải hối tiếc.

Bình luận
Tin mới
  • 11/04/2025

    Những gì cần biết về thức uống “proffee”

    Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?

  • 11/04/2025

    Sử dụng thuốc mỡ tra mắt đúng cách

    Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.

  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

Xem thêm