1. Tức giận không phải là một cảm xúc nguy hiểm
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nơi mà những bất đồng được biểu hiện ra ngoài một cách bạo lực có thể khiến bạn tin rằng sự giận dữ quả thật vô cùng nguy hiểm và những cơn giận không nên xảy ra.
Nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy. Không phải lúc nào giận dữ cũng là xấu, có lúc bạn nên để cơn giận bùng nổ, bởi vì những cảm xúc của bạn cần phải thoát ra ngoài, giúp bạn bình ổn trở lại.
Thêm nữa, đôi khi sự giận dữ không trực tiếp gây tổn thương đến người khác. Tác hại lớn nhất của giận dữ chính là tạo nên mối giao tiếp xấu xí giữa mọi người trong những cơn giận dữ. Nóng nảy và biểu hiện ra bằng các hành động hoặc lời nói sẽ để lại những vết thương lòng đối với người nhận được, phá hủy các mối quan hệ. Vì vậy nếu bạn kiểm soát sự tức giận một cách không bạo lực sẽ giúp xây dựng và nuôi dưỡng sự thân thiết và các mối quan hệ dài lâu.
Sự giận dữ là một dấu hiệu của ùn tắc cảm xúc
Đây chính là cách thể hiện rằng chúng ta đã bị đối xử hoặc làm tổn thương theo một cách nào đó. Khi chúng ta không cảm thấy xấu hổ về việc tức giận của bản thân, nó có thể giúp chúng ta chú ý về những thứ mình cần và quan tâm hơn đến chăm sóc tâm hồn hơn.
2. Che giấu sự giận dữ có thể gây ra nhiều tác hại
Niềm tin về việc tức giận có thể gây hại có thể giúp chúng ta nhanh chóng quên lãng đi cơn giận dữ. Nhưng ngược lại, tìm mọi cách để che dấu không để cơn giận nổ ra sẽ mang lại nhiều hậu quả. Thực tế, giận dữ mạn tính có mối liên quan đến những vấn đề sức khỏe như mất ngủ, buồn phiền và trầm cảm.
Sự giận dữ không được giải quyết và không được thể hiện ra có thể dẫn đến những hành vi không khỏe mạnh như sử dụng chất, ăn quá nhiều và chi tiêu quá mức.
Những cảm xúc khó chịu cần được xoa dịu, và khi chúng ta không có sự hỗ trợ yêu thương, chúng ta cần tìm cách thay thế để làm tê liệt cảm xúc khó chịu của mình.
Giữ cho cảm xúc của bạn ổn định bằng cách thể hiện chúng ra ngoài
Ngay cả khi bạn cảm thấy không an toàn để đối diện với người đã làm tổn thương mình hoặc một hoàn cảnh đáng sợ nào đó, việc ghi lại nhật ký, hát, ngồi thiền hoặc đơn giản là nói chuyện với một chuyên gia trị liệu đều có thể cung cấp một lối thoát cho những cảm xúc thất vọng của bản thân.
3. Giận dữ gắn liền với những nguy hiểm về mặt tình cảm
Đối với những người đang có cảm giác buồn bã, vô vọng và đặc biệt là khi không thể thay đổi được tình trạng hiện tại của bản thân thì sự tức giận có thể dẫn đến những thay đổi lớn về mặt tình cảm.
Với suy nghĩ đó, trước khi đối mặt với một ai đó, bạn hãy đặt ra câu hỏi: Tôi hy vọng đạt được gì từ sự tương tác này? và Tôi cảm thấy thế nào nếu không có gì thay đổi?.
Chúng ta không thể thay đổi người khác nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên biết cái nào tốt và không tốt cho bản thân để kiểm soát những gì không tốt có thể xảy ra.
4. Những phương pháp tốt để thể hiện sự giận dữ
Sử dụng cách nói “tôi” là một trong những cách tốt nhất để thể hiện cảm xúc giận dữ ra bằng lời nói. Thay vì nói: "Bạn luôn luôn làm tôi tức giận!" bạn có thể thay đổi thành: "Tôi tức giận bởi vì....". Việc giải thích nguyên nhân thực sự củacơn giận dữ sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của bản thân, hạn chế những tác động tiêu cực do giận dữ mang lại. Đồng thời, việc bạn kiếm soát được phần nào cảm xúc của mình có thể làm giảm bớt đi sự đề phòng của người khác, để họ nghe và chấp nhận lời nói của bạn.
Khi đang giận dữ, hãy ngay lập tức tiến hành kỹ thuật thở có tên là "hơi thở quyền lực", một bài tập hiệu quả để đạt được sự điềm đạm, bình tĩnh và tập trung tâm trí. Cách thức thật đơn giản, chỉ cần giữ thời gian thở ra dài gấp hai lần thời gian hít vào. Đầu tiên, hãy hít vào và thầm đếm đến 2, rồi thở ra chậm dãi và thầm đếm đến 4. Cố gắng hít vào, thở ra chậm hơn nữa, thậm chí chúng ta có thể dần dần hít vào đến 8 và thở ra đến 16 khi đã quen thuộc và thoải mái khi thở theo cách này.
Nếu đối mặt với người khác không hề dễ dàng, hãy thử chuyển sang thực hiện các hoạt động khác. Điều này có thể phần nào mang lại cảm giác dễ chịu, quên bớt cơn giận dữ, khó chịu và hỗ trợ cho bạn vượt qua dễ dàng hơn.
Nếu bạn đã phải trải qua những chấn thương như lạm dụng, tấn công hoặc trải qua mất mát người thân, những kinh nghiệm này phần nào có thể giúp bạn cảm giác được sự cân bằng trong tâm hồn ở những giai đoạn mệt mỏi, giận dữ.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Giữ bình tĩnh khi giận dữ
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?