Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiểm soát cơn giận dữ

Giận dữ không phải là không tốt nhưng nó cần phải được thể hiện một cách khôn khéo. Hãy tìm hiểu các lý do của việc giận dữ và những phương pháp để kiềm chế các cơn nóng giận

Nóng giận - bản thân nó không phải là nghiêm trọng mà là ở cách xử lý các cơn nóng giận. Hãy xem xét bản chất của sự tức giận và phải làm gì khi bạn đang đối mặt với người nào đó đang giận dữ ngoài tầm kiểm soát.

Tức giận là gì

Tức giận là một phản ứng tự nhiên với các mối đe dọa ý thức. Nó khiến cơ thể bạn giải phóng ra adrenaline làm các cơ bắp thắt chặt lại, nhịp tim và huyết áp tăng lên. Khuôn mặt và tay đỏ ửng, mọi bộ phận cơ thể đều cảm thấy gay gắt.

Tuy nhiên sự tức giận sẽ sẽ trở nên nghiêm trọng khi bạn không thể kiểm soát được chúng một cách lành mạnh.

Vì thế tức giận không có gì là xấu

Tức giận vỗn dĩ không phải là điều gì xấu xa. Nó giúp bạn chia sẻ nỗi phiền muộn của bạn, nó giúp bạn phản ứng với với các những người đè nén bạn, thúc đẩy bạn làm những thứ tích cực hơn. Nhưng vấn đề là bạn phải kiểm soát được nó, không để cơn nóng giận phá hủy những thứ quan trọng với bạn.

Nguyên nhân khiến người ta nóng giận 
Có rất nhiều nguyên nhân thông thường gây ra những cơn nóng giận chẳng hạn như mất kiên nhẫn, cảm thấy những ý kiến hoặc nỗ lực của bạn không được đánh giá đúng hoặc không công bằng. Cũng có thể là do các tổn thương tâm lý, các biến cố trong cuộc sống hoặc lo lắng các đề cá nhân. Việc thất vọng vì bản thân không được như kỳ vọng của của mọi người hay của chính bản thân mình cũng khiến bạn phát điên hoặc bạn thất vọng vì những gì bạn đã làm.
Nếu bạn không được dạy làm thế nào để thể hiện sự tức giận một cách phù hợp thì nỗi thất vọng này như một ngọn lửa âm ỉ từng ngày làm bạn khổ sở và chỉ chờ đợi giọt nước làm tràn ly là bạn cũng có thể bùng phát các cơn nóng giận. Một số trường hợp khác như có những biến động trong não bộ khiến nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh thay đổi cũng góp phần làm cho sự nóng giận bùng phát.

Cách tốt nhất để kiểm soát các cơn nóng giận

Khi bạn giận dữ bạn sẽ có những biểu hiện sau:

  • Biểu lộ cảm xúc: bạn diễn đạt cảm xúc tức giận trong lời nói, hành động
  • Ức chế: đây là một nỗ lực bạn đang kìm nén các cơn nóng giận và sự ức chế có thể chuyển đổi thành hành vi mang tính xây dựng hơn hoặc bạn chỉ ẩn cơn giận vào trong lòng hoặc bạn sẽ bùng phát những hành vi tức giận một cách tự động
  • Trấn tĩnh: đây là hành vi nhằm kiểm soát các hành vi biểu lộ ra bên ngoài và tự trấn an cơn nóng giận bên trong bạn để cảm xúc giận dữ của bạn lắng xuống.

Lý tưởng nhất là bạn có được tính xây dựng nghĩa là bạn vừa có thể thể hiện quan điểm một cách rõ ràng mà vẫn vừa nhận được sự đóng góp ý kiến của các cá nhân khác.

Sự giận dữ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Một số nghiên cứu cho rằng sự tức giận không kiểm soát được như sự tức gận do bị dồn nén từ lâu có thể gây hại cho sức khỏa của bạn. Những phản ứng tiêu cực như vậy chỉ làm trầm trọng thêm những tình trạng bệnh mạn tính, dẫn đến khó ngủ hoặc ảnh hưởng đến việc tiêu hóa. Thậm chí có những bằng chứng cho thấy sự giận dữ và thù địch sẽ khiến người ta dễ bị bệnh tim hơn.

Sự giúp đỡ về mặt tâm lý

Học cách kiểm soát sự tức giận là một thách thức với tất cả mọi người ở mọi thời điểm. Hãy xem xét đến sự giúp đỡ về mặt tâm lý nếu bạn có những cơn nóng giận ngoài tầm kiểm soát khiến người khác tổn thương hoặc khiến bạn phải hối tiếc.

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm