Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tự tử ở thanh thiếu niên – cha mẹ cần biết điều gì

Tình trạng tự tử đang gia tăng ở thanh thiếu niên – độ tuổi vô cùng nhạy cảm về mọi mặt. Vậy cha mẹ cần biết những điều gì?

Bạn muốn biết con bạn hoặc người thân trong độ tuổi thanh thiếu niên của bạn có nguy cơ tự tử hay không, mặc dù trẻ có thể sẽ không nghĩ đến việc tự tử, tuy nhiên nếu bạn hiểu và biết cách nhận biết liệu con bạn có thể tự tử hay không cũng như nơi tìm sự giúp đỡ cũng như điều trị nếu tình huống không may xảy ra là điều nên làm.

Điều gì khiến thanh thiếu niên dễ bị tự tử?

Nhiều thanh thiếu niên cố gắng tự tử có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Do đó, trẻ gặp khó khăn khi đối mặt với căng thẳng khi còn ở tuổi thanh thiếu niên, chẳng hạn như đối mặt với sự từ chối, thất bại, chia tay, khó khăn ở trường học hay tình trạng rắc rối trong gia đình. Trẻ cảm thấy không thể xoay chuyển cuộc sống của trẻ, và việc tự tử là một phản ứng lâu dài, không phải là một giải pháp cho một vấn đề tạm thời. Vậy các yếu tố nguy cơ dẫn đến tự tử ở tuổi vị thành niên là gì?

Một thanh thiếu niên có thể cảm thấy muốn tự tử do một số hoàn cảnh cuộc sống như:

  • Bị rối loạn tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn chống đối ngược lại
  • Có tiền sử gia đình về rối loạn tâm trạng, tự tử hoặc hành vi tự sát
  • Tiền sử bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục hoặc tiếp xúc với bạo lực hoặc bắt nạt
  • Rối loạn sử dụng chất kích thích
  • Tiếp cận các phương tiện không lành mạnh chẳng hạn như súng cầm tay hoặc thuốc
  • Tiếp xúc với việc tự tử của một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè
  • Mất mát hoặc xung đột với bạn bè thân thiết hoặc các thành viên trong gia đình
  • Gặp các vấn đề về thể chất hoặc y tế, chẳng hạn như những thay đổi liên quan đến tuổi dậy thì hoặc bệnh mãn tính
  • Là đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính hoặc bất kỳ xu hướng tình dục thiểu số nào khác
  • Được nhận nuôi
  • Trẻ em đã từng cố gắng tự tử trong quá khứ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những dấu hiệu cảnh báo nào cho thấy một thanh thiếu niên có thể tự tử?

Các dấu hiệu cảnh báo về việc tự tử của thanh thiếu niên có thể bao gồm:

  • Nói hoặc viết về vấn đề tự tử, ví dụ đưa ra những tuyên bố như "Tôi sẽ tự sát" hoặc "Tôi sẽ không còn là vấn đề với bạn nữa"
  • Rút lui khỏi các liên hệ xã hội
  • Thay đổi tâm trạng
  • Tăng việc sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Cảm thấy bị mắc kẹt, tuyệt vọng hoặc bất lực về một tình huống nào đó
  • Thay đổi thói quen bình thường, bao gồm cả thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ
  • Làm những việc mạo hiểm hoặc tự hủy hoại bản thân
  • Cho đi đồ đạc của bản thân khi không có lời giải thích hợp lý cho lý do làm điều này
  • Thay đổi tính cách hoặc lo lắng, kích động nghiêm trọng khi gặp một số dấu hiệu cảnh báo được liệt kê ở trên

Cha mẹ nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ đang muốn tự tử?

Nếu bạn cho rằng trẻ đang gặp nguy hiểm hãy gọi cấp cứu hoặc công an địa phương ngay lập tức.

Nếu bạn nghi ngờ rằng trẻ có thể đang nghĩ đến việc tự tử, hãy nói chuyện với trẻ ngay lập tức. Đừng ngại sử dụng từ "tự sát". Nói về việc tự tử sẽ không làm nảy sinh ý tưởng trong đầu trẻ.

Hãy yêu cầu trẻ nói về cảm xúc của mình và lắng nghe. Đừng gạt bỏ những vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Thay vào đó, hãy trấn an trẻ về tình yêu của bạn. Nhắc trẻ rằng chúng có thể vượt qua bất cứ điều gì đang xảy ra, và bạn luôn ở bên sẵn sàng giúp đỡ.

Ngoài ra, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế cho trẻ, nhờ bác sĩ hướng dẫn bạn nếu bạn không biết cách. Những thanh thiếu niên có cảm giác muốn tự tử thường cần gặp bác sĩ tâm lý hoặc nhà tâm lý học có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Bác sĩ sẽ muốn biết toàn cảnh chính xác về những gì đang xảy ra với trẻ từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như từ chính trẻ, từ cha mẹ hoặc người giám hộ, những người khác gần gũi với trẻ, báo cáo của trường học và các đánh giá y tế hoặc tâm thần trước đó.

Bạn có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng tự tử của thanh thiếu niên?

Bạn có thể thực hiện các bước dưới đây để giúp bảo vệ trẻ:

  • Nói về sức khỏe tâm thần và việc tự sát. Nếu trẻ đang buồn, lo lắng, chán nản hoặc tỏ ra khó khăn - hãy hỏi xem trẻ có chuyện gì và đề nghị hỗ trợ.
  • Lưu ý rằng nếu trẻ đang nghĩ đến việc tự tử, trẻ có thể có những dấu hiệu cảnh báo. Lắng nghe những gì trẻ đang nói và quan sát xem trẻ đang hành động như thế nào. Đừng bao giờ nhún vai trước những lời đe dọa tự tử từ trẻ như một vấn đề đơn giản.
  • Khuyến khích trẻ dành thời gian cho bạn bè và gia đình.
  • Theo dõi và nói về việc sử dụng mạng xã hội. Theo dõi các tài khoản mạng xã hội của trẻ. Mặc dù mạng xã hội có thể mang lại cho thanh thiếu niên sự hỗ trợ quý giá, nhưng nó cũng có thể khiến trẻ bị bắt nạt, lan truyền tin đồn, quan điểm không thực tế về cuộc sống của người khác và áp lực từ bạn bè. Nếu trẻ bị tổn thương hoặc khó chịu bởi các bài đăng hoặc tin nhắn trên mạng xã hội, hãy khuyến khích trẻ nói chuyện với bạn hoặc một giáo viên đáng tin cậy. Cảm giác được kết nối và hỗ trợ ở trường có thể có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ.
  • Khuyến khích lối sống lành mạnh bằng cách giúp trẻ ăn ngon, tập thể dục và ngủ đều đặn.
  • Hỗ trợ kế hoạch điều trị cho trẻ. Nếu trẻ đang điều trị hành vi tự sát, hãy nhắc trẻ rằng có thể cần thời gian để cảm thấy tốt hơn. Giúp trẻ làm theo các khuyến nghị đưa ra bởi bác sĩ. Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động sẽ giúp trẻ xây dựng lại sự tự tin.
  • Theo dõi việc dùng thuốc của trẻ. Mặc dù điều này thường không phổ biến nhưng một số thanh thiếu niên có thể gia tăng suy nghĩ hoặc hành vi tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên sau khi bắt đầu uống thuốc hoặc khi thay đổi liều lượng. Nhưng thuốc chống trầm cảm có nhiều khả năng làm giảm nguy cơ tự tử về lâu dài bằng cách cải thiện tâm trạng. Nếu trẻ có ý định tự tử khi đang dùng thuốc chống trầm cảm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Cất giữ súng, rượu và thuốc một cách an toàn. Tiếp cận với các vật dụng không lành mạnh có thể đóng một vai trò nào đó nếu một thanh thiếu niên đã có ý định tự tử.

Nếu bạn lo lắng về trẻ, hãy nói chuyện với chúng và tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nhé.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự tử 

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo MayoClinic) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

Xem thêm