Ung thư tụy là gì?
Tuyến tụy là cơ quan nằm phía sau dạ dày, giải phóng các enzym tiêu hóa, cũng như các hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Triệu chứng của ung thư tụy không rõ ràng hoặc bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào khi mắc bệnh.
Mọi người thường không được xét nghiệm vì không có xét nghiệm sàng lọc ung thư tụy. Ung thư tụy còn được gọi là căn bệnh thầm lặng vì nó khó phát hiện sớm, bỏ lỡ giai đoạn tốt để điều trị. Các yếu tố nguy cơ của bệnh:
Triệu chứng
Ung thư tuyến tụy có thể hình thành ở các tuyến ngoại tiết, nơi sản xuất các enzyme giúp bạn tiêu hóa thức ăn, hoặc hình thành ở tuyến nội tiết, nơi sản xuất hormone insulin và glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu.
Bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Một số triệu chứng tiềm ẩn có thể xảy ra khi khối u phát triển.
Đau
Khi ung thư lan rộng, nó có thể đè xuống dây thần kinh hoặc các cơ quan khác gây đau. Sự tắc nghẽn trong đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến cơn đau. Hầu hết những người bị đau do ung thư tuyến tụy đều bị đau ở vùng bụng hoặc vùng lưng.
Sụt cân
Ung thư tụy có thể làm giảm sự thèm ăn của bạn, dẫn đến giảm cân. Một số bệnh ung thư tụy sản xuất hormone khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Vì vậy, ngay cả khi bạn ăn uống bình thường, bạn có thể bị sụt cân hoặc bị suy dinh dưỡng.
Đói hoặc khát quá mức
Những triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, một tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường xảy ra khi ung thư phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của bạn.
Nước tiểu sẫm màu
Mật là chất lỏng màu nâu vàng được gan tiết ra để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Mật thường được lưu trữ trong túi mật. Nó đi qua ống mật chủ đến ruột và ra khỏi cơ thể qua phân. Nhưng khi ống mật chủ bị chặn bởi một khối u, bilirubin sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể. Quá nhiều bilirubin tích tụ có thể làm nước tiểu sẫm màu
Giãn túi mật
Nếu ống mật chủ bị tắc, dịch mật sẽ bị ứ lại trong túi mật làm cho túi mật bị giãn. Bạn có thể bị đau bụng trên trong trường hợp này.
Sưng, đỏ và đau chân
Đây là những dấu hiệu gây xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ở chân, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Cục máu đông đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tụy. Nếu cục máu đông vỡ và đi đến phổi sẽ gây thuyên tắc phổi, làm bạn khó thở.
Yếu, lú lẫn, đổ mồ hôi và nhịp tim nhanh
Đây là những triệu chứng của insulinoma, hay u tế bào tiết insulin. Quá nhiều insulin làm giảm mức độ đường trong máu. Bạn có thể bị ngất hoặc thậm chí hôn mê nếu lượng đường trong máu giảm quá thấp.
Các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Tuyến tụy đóng một vai trò quan trọng trong tiêu hóa. Nếu bạn phát triển một khối u trong tuyến tụy, hệ thống tiêu hóa của bạn có thể bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến giảm cân nói chung và/hoặc kết hợp các triệu chứng được mô tả dưới đây.
Buồn nôn và nôn
Nếu khối u ảnh hưởng đến hormone và enzyme liên quan đến tiêu hóa, bạn có thể cảm thấy đau bụng. Một số bệnh ung thư tụy làm tăng lượng axit trong dạ dày. Khối u có thể chặn một phần hoặc hoàn toàn dạ dày và ruột, ngăn thức ăn đi qua.
Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể xảy ra với nhiều loại ung thư tuyến tụy. Nó có thể là dấu hiệu của khối u gọi là VIPoma. Khối u tuyến tụy này giải phóng một chất gọi là peptide ruột vận mạch, gửi nhiều nước hơn vào hệ thống tiêu hóa. Nước dư thừa trong ruột có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng.
Ung thư tụy cũng có thể ngăn bạn hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn, điều này cũng có thể gây ra tiêu chảy.
Phân bạc màu hoặc phân mỡ
Phân chứa ít hoặc không có bilirubin sẽ chuyển sang màu nhạt hơn. Ung thư có thể ngăn tuyến tụy giải phóng các enzym tiêu hóa, khiến cơ thể khó phân hủy chất béo. Chất béo không tiêu hóa có thể xuất hiện trong phân.
Các triệu chứng ảnh hưởng đến da
Khi khối u lan rộng, bạn có thể mắc một số triệu chứng về da.
Vàng da
Khi bạn bị mắc chứng vàng da, da và kết mạc mắt chuyển sang màu vàng. Những người bị ung thư tụy có thể bị vàng da khi khối u nằm ở đầu tuyến tụy và chặn ống mật chủ. Sự tắc nghẽn xảy ra làm bilirubin tích tụ trong cơ thể gây vàng da.
Ngứa
Khi bilirubin dư thừa tích tụ trong da, nó cũng có thể gây ngứa và kích ứng.
Phát ban da
Những người bị glucagonoma, một loại khối u tuyến tụy, có thể bị phát ban, phồng rộp ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Phát ban là do sự sản xuất quá mức hormone glucagon.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.