Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ có cân nặng sơ sinh cao có nguy cơ mắc bệnh gì?

Không phải cứ sinh con to là tốt. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Cân nặng khi sinh là cân nặng đầu tiên của em bé, được đo ngay sau khi sinh. Thông thường, cân nặng khi sinh của trẻ sinh đủ tháng dao động trong khoảng 2,9kg – 3,5kg. Trẻ có cân nặng sơ sinh cao có nguy cơ được sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ, dẫn đến trẻ có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh và mắc các vấn đề về hô hấp, vàng da…

Nguyên nhân trẻ có cân nặng sơ sinh cao

Nguyên nhân hàng đầu của việc trẻ có cân nặng sơ sinh cao là do mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ làm cho thai nhi tăng cân nhiều trong tử cung. Đặc biệt ở những thai phụ tăng từ 15kg trở lên trong lúc mang thai dễ sinh con bị thừa cân. Ngoài ra, có bố mẹ bị thừa cân béo phì thì trẻ cũng có nguy cơ bị thừa cân hơn so với trẻ có cha mẹ có cân nặng bình thường.

Một số yếu tố khác dẫn đến cân nặng sơ sinh của trẻ cao bao gồm:

  • Bắt đầu mang thai khi đang thừa cân, béo phì
  • Tăng cân quá nhiều khi mang thai
  • Bị huyết áp cao khi mang thai
  • Đã có một đứa con trước đó có cân nặng sơ sinh cao
  • Đã quá hai tuần so với ngày dự sinh

Đọc thêm bài viết: Tiểu đường thai kỳ và những biến chứng ở mẹ và bé

Cân nặng sơ sinh cao ảnh hưởng đến quá trình sinh nở như thế nào?

Trẻ có cân nặng cao khi sinh có nguy cơ:

  • Vai của em bé bị mắc kẹt trong khi sinh
  • Nguy cơ gãy xương đòn của em bé
  • Chuyển dạ mất nhiều thời gian hơn bình thường
  • Phải sinh mổ thay vì sinh thường
  • Em bé không nhận đủ oxy

Nếu bác sĩ sản khoa cho rằng kích thước của em bé có thể gây ra các biến chứng khi sinh thường, bạn có thể phải lên lịch sinh mổ.

Các biến chứng khi trẻ sơ sinh có cân nặng sơ sinh cao

Cân nặng sơ sinh cao có thể gây ra các biến chứng cho cả mẹ và bé. Các vấn đề với người mẹ bao gồm:

  • Tổn thương âm đạo: Khi em bé được sinh ra, em bé có thể làm rách âm đạo của người mẹ hoặc các cơ giữa âm đạo và hậu môn, các cơ đáy chậu.
  • Chảy máu sau đẻ: Em bé lớn có thể ngăn cơ tử cung co bóp như bình thường sau khi sinh. Điều này có thể dẫn đến chảy máu quá mức.
  • Vỡ tử cung: Nếu bạn đã từng sinh mổ hoặc phẫu thuật tử cung, tử cung có thể bị rách trong khi sinh. Biến chứng này có thể đe dọa tính mạng.

Các vấn đề với em bé có thể phát sinh bao gồm:

  • Béo phì: Trẻ sinh ra với trọng lượng nặng hơn có nhiều khả năng bị béo phì trong thời thơ ấu.
  • Lượng đường trong máu bất thường: Một số em bé được sinh ra với lượng đường trong máu thấp hơn bình thường. Lượng đường trong máu cao cũng được quan sát thấy nhưng với tần suất ít gặp hơn.

Đọc thêm bài viết: Tiểu đường thai kỳ – Làm thế nào để ngăn ngừa?

Trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh lớn có nguy cơ mắc các bệnh ở tuổi trưởng thành:

  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Béo phì

Trẻ cũng có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Nhóm tình trạng này bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mỡ thừa quanh eo và mức cholesterol bất thường. Khi trẻ lớn hơn, hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và bệnh tim.

Bác sĩ sản khoa có thể đề nghị sinh mổ khi cần thiết để đảm bảo sinh nở khỏe mạnh. Kích thích chuyển dạ sớm để em bé chào đời trước ngày dự sinh được cho là không có hiệu quả. Trẻ sinh ra to cần được theo dõi các tình trạng sức khỏe như béo phì và tiểu đường khi chúng lớn lên. Bằng cách quản lý các tình trạng sẵn có và sức khỏe tổng thể trong thời kỳ mang thai, bạn có thể ngăn ngừa các biến chứng có thể phát sinh từ chứng cân nặng khi sinh cao.

Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cân nặng hợp lý trước, trong và sau thai kì

Hoàng Hà Linh - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm