Rất nhiều người cảm thấy tâm trạng của họ được cải thiện khi uống trà thảo mộc. Uống trà cũng có thể khiến bạn vui vẻ hơn, nhưng trầm cảm là một vấn đề y tế nghiêm trọng hơn là việc chỉ buồn chán. Nếu bệnh trầm cảm gây cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy đi khám bệnh, tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ.
Lưu ý rằng, trà thảo mộc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm, mặc dù có nhiều nghiên cứu gợi ý rằng uống trà có thể giúp ích trong việc điều trị trầm cảm. Năm 2015, một nghiên cứu tổng hợp và phân tích từ 11 nghiên cứu và 13 báo cáo, kết luận rằng có mối liên quan giữa việc tiêu thụ trà và giảm nguy cơ bị trầm cảm.
Trà hoa cúc
Nghiên cứu năm 2016 về trà hoa cúc cho thấy những người bị rối loạn lo âu lan toả có giảm đáng kể các triệu chứng bệnh. Trà hoà cúc còn cho thấy giảm tái phát tình trạng lo âu trong vòng 5 năm liên tiếp.
Mặc dù các nhà nghiên cứu cho rằng, các kết quả này không thực sự có ý nghĩa thống kê, nhưng có thể dùng trà hoa cúc hỗ trợ thêm các liệu trình điều trị trầm cảm mà bạn đang sử dụng.
Trà từ cỏ St John’s wort
Hiện vẫn chưa rõ trà từ cỏ St John’s wort có giúp ích cho những người bị trầm cảm hay không. Nghiên cứu năm 2008 tổng hợp kết quả 29 nghiên cứu kết luận rằng cỏ St John’s wort có hiệu quả tương đương thuốc kê đơn điều trị trầm cảm. Nhưng nghiên cứu năm 2011 lại kết luận rằng loại cỏ này không có lợi ích về mặt lâm sàng để làm giảm các triệu chứng về trầm cảm.
Mặc dù một vài nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng cỏ St John’s word trong bệnh trầm cảm nhưng loại cỏ này có thể gây ra rất nhiều tương tác với các loại thuốc. Do vậy, nên cân nhắc trước khi sử dụng và hãy chỉ sử dụng khi có sự đồng ý của bác sỹ điều trị của bạn.
Trà chanh
Theo một nghiên cứu năm 2014, những người tham gia nghiên cứu uống trà chanh lạnh hoặc ăn sữa chua với trà chanh cho thấy ảnh hưởng tích cực lên tâm trạng và làm giảm mức độ lo âu.
Trà xanh
Nghiên cứu năm 2009 trên những người trên 70 tuổi chỉ ra rằng các triệu chứng trầm cảm xuất hiện ít hơn ở những người thường xuyên tiêu thụ trà xanh.
Nghiên cứu năm 2013 trên động vật gợi ý rằng tiêu thụ trà xanh làm tăng tiết dopamine và serotonin, từ đó giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm.
Trà Ashwagandha
Rất nhiều nghiên cứu, bao gồm cả một nghiên cứu mới đây vào năm 2012 đã chứng minh rằng trà ashwagandha có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của các rối loạn lo âu.
Các loại trà thảo mộc khác
Mặc dù chưa có các bằng chứng về mặt lâm sàng để chứng minh cho các khẳng định trên, nhưng kinh nghiệm cho thấy, một số loại trà sau có thể sẽ giúp ích cho những người bị trầm cảm:
Trà và tác dụng giảm stress
Căng thẳng quá nhiều có thể làm nặng thêm bệnh trầm cảm và lo âu. Một số người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi đun một ấm trà nóng, ngắm nhìn hơi nước bay lên và yên lặng nhấm nháp từng ngụm trà, bởi vì đây chính là một quá trình thư giãn cho chính bản thân bạn.
Ngoài các phản ứng của cơ thể với các thành phần có trong trà, đôi khi, quá trình thư giãn khi uống trà chính là quá trình giảm stress của cơ thể.
Lưu ý cho bạn
Theo Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, cứ 6 người sẽ có 1 người bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời.
Uống trà có thể giúp ích trong bệnh trầm cảm, nhưng không nên chỉ dựa vào trà để điều trị bệnh trầm cảm. Nếu không có hướng dẫn điều trị của bác sỹ, bệnh trầm cảm có thể sẽ tiến triển nặng hơn.
Nếu bạn nghi ngờ mình có biểu hiện trầm cảm, hãy đến khám bác sỹ và trao đổi về việc uống trà của bạn, bởi một số loại trà có thể sẽ tương tác với loại thuốc bạn được kê và có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 12 nguyên nhân bất ngờ gây trầm cảm
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.