Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trầm cảm theo mùa

Trầm cảm theo mùa là một rối loạn tâm thần thường thay đổi theo mùa. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, gặp nhiều ở phụ nữ, thanh niên và người trẻ tuổi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của trầm cảm theo mùa chưa được biết đến. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi tùy vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên, người sống ở vùng có những đêm mùa đông dài hơn ban ngày (vùng vĩ độ cao) và ít ánh sáng mặt trời dễ có khả năng mắc bệnh hơn. Ví dụ như trầm cảm theo mùa thường gặp ở Canada và Alaska hơn là Florida.

Ánh sáng được cho là có ảnh hưởng đến bệnh. Một giả thuyết đưa ra rằng giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học tự nhiên điều hòa các hóc-môn, giấc ngủ và tinh thần. Giả thuyết khác cho rằng các chất hóa học của não bộ phụ thuộc vào ánh sáng có nhiều ảnh hưởng tới những người bị trầm cảm theo mùa.

Những người có tiền sử gia đình mắc rối loạn tâm thần này cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Triệu chứng

Mặc dù trầm cảm theo mùa có ảnh hưởng khác nhau tới mỗi người nhưng những triệu chứng thường gặp nhất bắt đầu vào tháng 10 hoặc tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 hoặc tháng 4. Tuy nhiên, bạn cũng có thể có các triệu chứng trước hoặc sau thời gian này.

Nói chung có hai loại trầm cảm theo mùa là: mùa đông và mùa hè.

Những triệu chứng của trầm cảm theo mùa mùa đông gồm:

  • Mệt mỏi vào ban ngày
  • Khó tập trung
  • Cảm giác tuyệt vọng
  • Dễ bị kích thích
  • Thiếu hứng thú với các hoạt động xã hội
  • Thờ ơ
  • Giảm hứng thú tình dục
  • Cảm thấy bất hạnh
  • Tăng cân

Những triệu chứng của trầm cảm theo mùa mùa hè:

  • Dễ kích động
  • Khó ngủ
  • Tăng cảm giác bồn chồn
  • Chán ăn
  • Sụt cân

Trong những trường hợp nặng, những người trầm cảm theo mùa còn có thể có những ý nghĩ tự tử.

Chẩn đoán

Những triệu chứng của trầm cảm theo mùa có thể tương tự những rối loạn nặng khác như:

  • Rối loạn lưỡng cực
  • Suy giáp
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân

Bác sỹ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lí khác trước khi đưa ra chẩn đoán trầm cảm theo mùa, ví dụ như xét nghiệm máu để định lượng hóc-môn tuyến giáp.

Bác sỹ tâm thần sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về triệu chứng của bạn và thời điểm nào bạn bắt đầu nhận thấy chúng. Người bị trầm cảm theo mùa có khuynh hướng xuất hiện các triệu chứng hàng năm. 

Điều trị

Cả hai loại trầm cảm theo mùa đều có thể điều trị được bằng tư vấn và liệu pháp. Một giải pháp để điều trị trầm cảm theo mùa mùa đông là liệu pháp ánh sáng, đó là ở trong hộp ánh sáng hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Một lựa chọn khác đó là “bình minh giả”, sử dụng ánh sáng hoạt động theo giờ định trước giống như thời gian mặt trời mọc - lặn. Điều đó sẽ kích thích đồng hồ sinh học của cơ thể. Liệu pháp ánh sáng chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của thầy thuốc và các thiết bị đã được công nhận.  Lối sống lành mạnh cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng của trầm cảm theo mùa:

  • Chế độ ăn lành mạnh bao gồm các protein từ động và thực vật, trái cây và rau củ
  • Luyện tâp
  • Ngủ đủ giấc

Một số bệnh nhân có đáp ứng điều trị tích cực khi sử dụng thuốc chống trầm cảm như fluoxetine (Prozac) và bupropion (Wellbutrin).

Khi nào cần đến gặp bác sỹ?

Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào của trầm cảm theo mùa, bạn nên đến gặp bác sỹ.

Nếu bạn có ý định muốn làm hại bản thân hoặc người khác, cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ ngay lập tức từ các chuyên gia y tế, gia đình và bạn bè.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh trầm cảm

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm