Gao Fu - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc cho biết, các nhà chức trách tin rằng virus có khả năng đến từ động vật hoang dã tại chợ hải sản Vũ Hán dù thông tin vẫn tiếp tục được xác định. Mặc dù Trung Quốc cấm buôn bán một số loài động vật hoang dã hoặc yêu cầu giấy phép đặc biệt nhưng những quy định lại quá lỏng lẻo với một số loài nếu chúng được nuôi với mục đích thương mại. Hoạt động buôn bán này diễn ra rất thường xuyên cho đến khi khu chợ bị đóng cửa cuối tháng 1 để khử trùng ngay sau khi dịch bệnh bùng phát. Chợ hải sản Huanan ở trung tâm thành phố Vũ Hán, đã bị kiểm tra mới đây sau khi các quan chức Trung Quốc cho biết chủng virus Corona mới có thể có nguồn gốc từ một loại động vật hoang dã được bày bán tại các cửa hàng thực phẩm tại đây.
Khu chợ này đã bị đóng cửa và chính quyền địa phương xác nhận đây là nơi khởi điểm của loại virus nguy hiểm này. Thậm chí nhiều người Trung Quốc cũng ngạc nhiên khi thấy động vật hoang dã được bày bán ở Huanan, Vũ Hán. Có đến 112 loại động vật trong thực đơn ở đây. Những tấm biển quảng cáo “Mới giết mổ, được đông lạnh và sẽ giao đến tận nhà” được treo nhan nhản để thu hút khách hàng.
Trong dịch SARS diễn ra năm 2002-2003, dơi được cho là động vật mang chủng virus nguy hiểm đã giết chết hàng trăm người ở châu Á, chủ yếu là Trung Quốc. SARS cũng được tìm thấy trong cầy hương ở các chợ động vật hoang dã ở Trung Quốc và nhiều nhà khoa học tin rằng virus có ở dơi đã lây nhiễm các sinh vật giống mèo và sau đó, con người đã ăn chúng. Sau SARS, Trung Quốc đã đàn áp việc mua bán và tiêu thụ cầy hương cùng một số loài khác nhưng vẫn không triệt để.
Việc buôn bán thịt rừng đi kèm với việc phá hủy không gian sinh tồn của thú rừng khiến con người ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các loại virus có trong thú hoang. Chúng có thể lan tràn nhanh chóng trong môi trường siêu kết nối của chúng ta (theo giải thích của Peter Daszak - Chủ tịch EcoHealth Alliance - một tổ chức phi chính phủ chuyên về phòng chống các loại bệnh dễ lây nhiễm).
“Tuy nhiên, thói quen “con gì cũng xơi tuốt” tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe con người”, Christian Walzer - Hiệp hội Sinh thái Mỹ Wildlife Conservation Society cảnh báo. Theo ông, 70% bệnh lây nhiễm là từ động vật hoang dã và các ngôi chợ là môi trường lý tưởng của virus để truyền bệnh sang người.
Theo một nghiên cứu về di truyền học được công bố mới đây, chủng Coronavirus mới có thể sinh ra từ loài dơi. Một bài viết trên Journal of Medical Virology khẳng định loài rắn cũng có thể là vật trung gian truyền bệnh sang con người. Theo dự án Global Virome với mục đích cải thiện cung cách đối phó với dịch bệnh, hiện nay, trong động vật hoang dã có đến 1,7 triệu loài virus chưa được nhận diện, trong đó gần phân nửa có hại cho sức khỏe con người. Ông Daszak khẳng định với AFP: “Các loại dịch bệnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn, chúng ta ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các loại thú là vật chủ của virus”. May thay, không phải kịch bản thảm họa lúc nào cũng diễn ra, tuy nhiên, số lượng virus từ thú vật lây sang người khiến người ta phải cân nhắc. Thú rừng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh truyền nhiễm được ghi nhận từ những năm 80. Ngay cả gà, vịt và trâu bò cũng có thể là nguyên nhân của các loại bệnh như cúm gà và bệnh bò dại (Creutzfeldt-Jacob).
Diana Bell - chuyên gia sinh học dịch tễ và bảo tồn thực vật, động vật hoang dã thuộc Trường đại học Eat Anglia (Anh) kêu gọi: “Vì tương lai các loài thú hoang và vì sức khỏe loài người, chúng ta cần giảm tiêu thụ thịt rừng”. Theo ông, các nhân tố gây bệnh có thể truyền sang con người khi bắt giữ, vận chuyển hay giết thịt thú hoang, đặc biệt nếu trong điều kiện vệ sinh không tốt hoặc không có trang thiết bị bảo hộ.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Các nghiên cứu công bố: Tác hại nghiêm trọng của Covid-19 lên đa tạng, phải mất tới 15 năm để phục hồi
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.