Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tinh dầu và bệnh tiểu đường - Phần 2

Từ hàng ngàn năm nay, tinh dầu đã được sử dụng cho rất nhiều mục đích điều trị từ những vết xước nhỏ cho tới các bệnh như trầm cảm, lo âu. Thời gian gần đây ngày càng có nhiều người sử dụng tinh dầu như những liệu pháp điều trị thay thế cho những loại thuốc đắt tiền.

Tiếp nối bài viết Tinh dầu và bệnh tiểu đường  - Phần 1, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng tinh dầu, những nguy cơ và một số liệu pháp điều trị hiệu quả khác ở bệnh nhân tiểu đường.

Sử dụng tinh dầu để giảm các triệu chứng bệnh tiểu đường như thế nào?

Trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên động vật hoặc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở những người có chỉ số khối cơ thể BMI cao, tinh dầu được sử dụng đường uống dưới dạng giọt. Các bác sỹ thường chống chỉ định việc nuốt tinh dầu bởi nguy cơ lâu dài cho sức khỏe vẫn chưa được nghiên cứu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường bởi người ta vẫn chưa biết chắc chắn việc nuốt tinh dầu có thể ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết.

Sử dụng tinh dầu để bôi ngoài hay xông hít được coi là đường dùng an toàn. Nếu bạn muốn sử dụng tinh dầu ngoài da, trước hết hãy pha loãng với một dung môi. Một cách dễ làm và thường được sử dụng đó là pha loãng với tỷ lệ: 30 ml dung môi và 12 giọt tinh dầu. Sử dụng dung dịch pha loãng có thể giúp bảo vệ da bạn và niêm mạc đường hô hấp khỏi bị kích ứng hay viêm.

Các loại dung môi pha loãng tinh dầu thường dùng bao gồm:

Nguy cơ và thận trọng

Hãy chú ý những điều sau đây bất cứ khi nào bạn sử dụng tinh dầu để xông hơi, hít hay bôi ngoài da:

  • Tinh dầu phải có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép sử dụng của cơ quan quản lý và những nhà sản xuất có uy tín.
  • Đọc kỹ nhãn sản phẩm và xem liệu có thành phần nào có thể gây dị ứng hay không.
  • Không sử dụng tinh dầu nguyên chất bởi vì tinh dầu không được pha loãng có thể gây kích ứng và viêm da.
  • Trước khi bôi tinh dầu đã pha loãng lên một diện tích da lớn, hãy test trên một khoảng da nhỏ trước để kiểm tra xem có bị kích ứng da không (tốt nhất là ở mặt trong cánh tay và đợi trong vòng 24 giờ). Nếu da bạn bị ngứa, phát ban hay xuất hiện bất cứ vết đỏ nào, hãy ngừng sử dụng ngay.
  • Nếu sử dụng một thiết bị khuếch tán tinh dầu, như ddemnf đốt hay xông tinh dầu, bạn cần làm sạch thường xuyên các phần chứa tinh dầu với hỗn hợp giấm và nước để loại bỏ đi phần tinh dầu còn bám lại sau khi sử dụng và giúp gia tăng tuổi thọ của thiết bị.
Những liệu pháp điều trị khác đối với bệnh tiểu đường
 
Dinh dưỡng và luyện tập

Do bệnh tiểu đường có liên quan đến mức nồng độ đường huyết nên bạn cần biết rõ về thực phẩm, lượng thực phẩm và cả thời điểm nên ăn. Điều này sẽ giúp hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể và duy trì được sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng. Những bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy an tâm hơn khi được hướng dẫn bởi một chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng họ vẫn cung cấp đủ chất cho cơ thể mà không bị thừa quá nhiều đường.

Hoạt động thể dục thể thao giúp kiểm soát mức đường huyết và huyết áp. Các chuyên gia khuyến cáo rằng mọi người nên luyện tập ít nhất 30 phút/ lần và 5 ngày/tuần.

Thuốc điều trị

Bác sỹ sẽ chỉ định thuốc điều trị, phụ thuộc vào loại tiểu đường bạn mắc. Nếu bạn mắc tiểu đường type 1, insulin sẽ là loại thường xuyên phải sử dụng. Bạn cũng cần phải kiểm tra thường xuyên nồng độ insulin của cơ thể trong ngày để đảm bảo rằng bạn vẫn đang ở tình trạng bình thường.

Nếu bạn bị tiểu đường type 2, thuốc điều trị sẽ được bác sỹ chỉ định sau khi khám và chẩn đoán kỹ lưỡng tình trạng của bạn.

Những điều bạn cần nhớ...

Tinh dầu là sản phẩm rất sẵn có trên thị trường, bạn có thể mua online hoặc tới trực tiếp cửa hàng nhưng hãy nhớ luôn chọn nhà sản xuất có uy tín và sản phẩm đã được cấp phép.

Luôn luôn pha loãng và test thử tinh dầu trước khi bôi, sử dụng lên cơ thể. Bạn cũng có thể mua một thiết bị làm ẩm để phân tán tinh dầu vào trong không khí. Hoặc bạn sử dụng đèn đốt, xông hơi tinh dầu. Cần lưu ý không nên dùng tinh dầu trực tiếp qua đường uống.

Trong những tuần tiếp theo, cần theo dõi những thay đổi về sức khỏe của bạn. Nếu bạn nhận thấy bất cứ tác dụng không mong muốn nào, hãy ngừng sử dụng ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu hai loại hooc môn quan trọng đối với bệnh tiểu đường

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm