Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêu chảy do rotavirus

Rotavirus là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một bệnh lây nhưng có thể phòng tránh được bằng vaccin. Hãy đọc để hiểu rõ hơn về bệnh tiêu chảy do rotavirus gây nên.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Bệnh tiêu chảy do một loại virus có tên là rotavirus gây nên. Rotavirus được chia làm nhiều chủng, do vậy việc bị mắc bệnh do các chủng virus khác nhau có thể xảy ra ở cả những trẻ em được tiêm chủng lẫn chưa được tiêm chủng. Virus này được bài xuất số lượng lớn qua phân của cá thể bị nhiễm bệnh. Bệnh do rotavirus có tính chất lây lan rất cao và có thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc bên ngoài qua tay hay qua các đồ vật. Virus này xâm nhập vào cơ thể con người qua đường miệng và gây bệnh ở hệ tiêu hóa.
 
Triệu chứng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng bị nhiễm bệnh phổ biến nhất. Thống kê cho thấy trẻ mắc bệnh tiêu chảy do rotavirus ít nhất 1 lần trong 5 năm đầu đời. Tại Việt Nam, đa số các ca tiêu chảy do rotavirus rơi vào lứa tuổi từ 3 – 17 tháng. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng từ một tới ba ngày sau khi bắt đầu bị nhiễm virus, bao gồm:
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Ăn kém, bỏ ăn
Các triệu chứng có thể nhẹ hay không biểu hiện rõ ràng khi bị tái nhiễm bệnh. Đôi khi người lớn cũng bị mắc bệnh, nhưng thường là nhẹ. Thường thì lượng virus sẽ giảm dần và mất đi sau khi khởi phát các triệu chứng từ 3 đến 9 ngày.
Biến chứng
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiễm rotavirus có thể dẫn tới các biến chứng như mất nướcmất cân bằng điện giải do cơ thể liên tục bị mất nước trong quá trình bị tiêu chảy, nôn mửa và sốt. Cha mẹ nên lưu ý đến những dấu hiệu của việc mất nước bao gồm:
  • Da lạnh
  • Hôn mê
  • Mắt trũng sâu
  • Khô miệng, cảm giác khát nước
  • Hoa mắt khi đứng
Trong một số trường hợp mất nước nghiêm trong có thể dẫn đến tử vong, do đó điều quan trọng là phải nhận biết được các triệu chứng và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán
Chẩn đoán được thực hiện bằng cách xét nghiệm mẫu phân để nhận biết sự có mặt của rotavirus là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Điều trị
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu khi bị nhiễm rotavirus. Triệu chứng nhiễm trùng sẽ tự hết trong khoảng một vài ngày đối với các cá thể có hệ miễn dịch tốt. Điều trị thường bao gồm việc bù nước qua đường uống để ngăn ngừa mất nước.
Trường hợp bị mất nước nghiêm trọng trẻ cần được đưa tới bệnh viện để truyền dịch.
Phòng ngừa tiêu chảy do rotavirus
 
Uống vaccin phòng Rotavirus là cách phòng ngừa tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như rửa tay hoặc vệ sinh các bề mặt rắn, đồ chơi...bằng dung dịch sát khuẩn là rất quan trọng trong việc kiểm soát sự lây lan của bệnh. Rotavirus lây nhiễm qua đường tiêu hoá và khả năng lây nhiễm rất cao. Loại virút này được thải ra theo đường tiêu hoá ở trẻ nhiễm bệnh, tồn tại trong môi trường và lưu lại trên tay vài giờ và trên bề mặt rắn khoảng vài ngày. Vi rút truyền dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn, tồn tại trên bề mặt chất rắn như đồ chơi, chăn, màn,... Khi trẻ nhiễm Rotavirus sẽ đào thải ra ngoài một lượng vi rút rất lớn đến 10 ngàn tỷ nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ là có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người. Nếu như trẻ cho tay vào miệng sau khi tiếp xúc với các vật dụng mang vi- rút thì khả năng nhiễm tiêu chảy cấp là rất cao. 

Với khả năng phát tán của một lượng lớn Rotavirus và khả năng tồn tại trong môi trường lên đến 21 ngày thì việc giữ vệ sinh, ăn sạch, uống sạch cũng khó hạn chế khả năng lây nhiễm của vi rút Rota. Để chủ động phòng bệnh an tòan, hiệu quả nên sử dụng vắc- xin phòng ngừa. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo nên cho trẻ nhỏ uống Vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: cho trẻ uống từ 6 tuần tuổi trở đi, uống 2  lần cách nhau ít nhất là 1 tháng và nên uống trước 6 tháng tuổi để bảo vệ trẻ càng sớm càng tốt trước khi trẻ bước vào thời kỳ nhiễm Rotavirus nguy hiểm từ 6 tháng đến 2 tuổi. Tại Việt Nam hiện nay Vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus đã được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ em

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm