CDC đang thúc giục các bác sỹ cần chấn chỉnh lại việc kê kháng sinh để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Theo giám đốc của CDC Tom Frieden: “Khi kháng sinh được kê không đúng, con cái chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng như nhiễm C. difficile và mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm do đề kháng với kháng sinh.
Hệ vi sinh đường ruột của con người bao gồm hàng nghìn loài vi sinh vật cư trú. Khi hệ thống này ở trạng thái cân bằng, các vi khuẩn sẽ không gây hại, đồng thời những lợi khuẩn sẽ hỗ trợ rất tích cực cho các hoạt động của cơ thể như giúp tiêu hóa và bảo vệ đường ruột.
Tuy nhiên nếu hệ vi khuẩn chí này bí rối loạn, do sử dụng kháng sinh chẳng hạn, cơ thể sẽ không còn được bảo vệ bởi các vi khuẩn có lợi. Điều này khiến cho C.difficile phát triển vượt quá mức kiểm soát và giải phóng độc tố tấn công và gây viêm lớp niêm mạc ruột, gây viêm đại tràng.
Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với những vi khuẩn đường ruột khác nhưng C.difficile là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy do nhiễm khuẩn tại Mỹ. Theo CDC, loài vi khuẩn này gây ra ít nhất 250,000 ca nhiễm trùng ở bệnh nhân nhập viện và 14,000 ca tử vong hàng năm ở trẻ em và người lớn tại Mỹ.
Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nhiễm khuẩn C.difficile ở cả trẻ em và người lớn đó là sử dụng kháng sinh. Kháng sinh tiêu diệt các lợi khuẩn bảo vệ cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng và phải mất đến vài tuần – thậm chí vài tháng – để các lợi khuẩn này có thể hồi phục. Đây cũng là khoảng thời gian mà bệnh nhân rất dễ nhạy cảm với nhiễm trùng gây ra do C.difficile.
Trong số trẻ em bị nhiễm C.difficile tại cộng đồng, 73% có sử dụng kháng sinh
CDC ước tính sơ bộ rằng 17,000 trẻ em từ 1 – 17 tuổi bị nhiễm loại vi khuẩn này hàng năm tại Mỹ.
Trong một nghiên cứu mới, các chuyên gia của CDC nhận thấy rằng tới 71% các trường hợp nhiễm C.difficile ở trẻ em không phải tại bệnh viện mà ở cộng đồng, trái ngược hẳn với người lớn với 2/3 các ca nhiễm trùng có liên quan đến nằm viện.
Thông qua các cuộc phỏng vấn phụ huynh của những trẻ bị nhiễm C.difficile trong cộng đồng, các chuyên gia thấy rằng 73% trẻ em đã sử dụng kháng sinh được kê bởi các cơ sở y tế ngoài bệnh viện, như phòng khám tư, trong 12 tuần trước khi nhiễm khuẩn.
Phần lớn trẻ em được kê kháng sinh để điều trị viêm tai, viêm xoang và viêm đường hô hấp trên.
Các bậc cha mẹ cần chấm dứt việc yêu cầu bác sỹ kê kháng sinh cho trẻ
CDC nói rằng ít nhất một nửa các kháng sinh được kê tại các phòng khám tư để điều trị nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em, và hầu hết các trường hợp là không cần thiết.
Mặc dù trong thời gian gần đây việc kê kháng sinh cho trẻ để điều trị nhiễm trùng hô hấp cấp đã được chấn chỉnh ít nhiều song điều đó là chưa đủ. Các bậc phụ huynh cũng không được phép yêu cầu các bác sỹ phải kê kháng sinh cho con họ, đồng thời bác sỹ cũng cần phải tuân theo hướng dẫn kê đơn hiện hành.
Đứng trên vai trò của một người cha, người mẹ, thật sự cảm thấy khó khăn khi con mình bị mắc một căn bệnh nào đó. Tuy nhiên cần nhớ rằng kháng sinh không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn phù hợp. Trước hết, bác sỹ cần phối hợp với gia đình tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho trẻ, đôi khi chỉ cần làm giảm nhẹ các triệu chứng là đủ.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.