Dưới đây là 4 lưu ý khi dùng một số loại gia vị trong nấu ăn mà bà nội trợ nào cũng cần nhớ:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi đang nấu bất kể loại thức ăn nào ở nhiệt độ cao thì tuyệt đối không cho thêm mì chính. Vì ở những nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học, khiến mì chính trở nên có hại cho sức khỏe. 70 - 90 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất để hòa tan mì chính. Vì vậy nên gia giảm mì chính khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp.
Khi món ăn còn quá nóng hoặc đang sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C, các bà nội trợ cũng không nên thêm mì chính vào thức ăn vì như vậy dễ gây hiện tượng thoái hóa mì chính. Món ăn sẽ không chỉ mất đi hương vị mà còn hình thành các chất natri, pyroglutamate độc hại cho sức khỏe khi ăn
Về nguyên tắc, mì chính rất khó hòa tan ở nhiệt độ thấp. Nếu bạn muốn sử dụng mì chính để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan mì chính trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội. Nếu cố tình cho mì chính vào khi thức ăn đã nguội, mì chính không tan được sẽ khiến món ăn không những không ngon mà còn dễ gây hại cho sức khỏe.
Nước mắm thực phẩm gia vị rất quan trọng, góp phần tạo nên hương vị riêng của món ăn. Tuy nhiên, trong nấu ăn cần tuân thủ nguyên tắc không dùng nước mắm để ướp thịt xào hoặc thịt kho. Vì nước mắm sẽ làm thịt bị cứng và khô hơn, giảm hàm lượng chất dinh dưỡng so với khi sử dụng bột canh, muối, đường để ướp chúng.
Ngoài ra, khi nấu ăn các món canh nên cho nước mắm vào nấu món ăn trước khi tắt bếp khoảng 1 phút để món ăn thơm ngon, đậm đà mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong nước mắm.
Ngược lại nếu cho nước mắm ngay từ đầu thì mùi nước mắm sẽ không còn giữ nguyên nếu bị đun lâu. Đồng thời những vitamin có trong nước mắm sẽ bốc hơi hết nếu bị đun quá lâu làm mất chất dinh dưỡng. Vì thế ta không nên đun nước mắt quá kỹ.
Đường là loại gia vị thường được sử dụng trong nấu ăn, đặc biệt trong các món kho hoặc chiên, rán thường ướp thực phẩm với đường. Nếu chiên rán thì chỉ để lửa 170 - 200 độ C.Vì nếu để nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, và rất bị cháy, khét, thậm chí còn bị ngưng kết protein. Điều này khiến món ăn có màu và mùi khó chịu, thực phẩm mất đi vị ngọt tự nhiên, khó ăn, có hại cho vị giác và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Để tránh tình trạng bị cháy, khét và biến đổi thức ăn, vì thế khi ướp các loại thức ăn chỉ nên cho một chút đường trước và có thể cho thêm đường vào món ăn khi món ăn sắp được. Ngoài ra khi nấu các món có đường, tránh để khô cạn.
Dầu ăn gia vị sử dụng trong nấu nướng khá nhiều, tuy nhiên, trong nấu ăn không nên dùng dầu ăn đã đun nấu qua một lần, tốt nhất nên đổ đi, không sử dụng lại. Bởi khi dầu ăn bị đun nóng nhiều lần, các vitamin và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, sẽ xuất hiện một số chất gây hại cho sức khỏe và có thêm cả những cặn thực phẩm sau quá trình đun nấu mà mắt thường không nhìn thấy.
Nếu thường xuyên sử dụng, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, dầu ăn sử dụng lại cũng dễ bị oxy hóa dẫn đến sự thay đổi bất lợi về mùi vị và màu sắc của món ăn.
Ngoài ra, việc làm nóng dầu ăn quá mức không chỉ làm dầu có mùi vị khó chịu mà còn phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu, nghiêm trọng hơn là hình thành các hợp chất có hại cho sức khỏe. Nhiệt độ cao phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide và các chất gây hại cho sức khỏe.. Vì vậy, tốt nhất là sử dụng nhiệt độ vừa phải khi nấu nướng, đặc biệt là khi chiên rán, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy.
Vì vậy, tốt nhất là hãy cho thức ăn vào lúc dầu bắt đầu nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn và cũng hạn chế dầu ăn ảnh hưởng đến hại có sức khỏe.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D quá liều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Căng thẳng khiến trẻ em không thể học tập và người lớn không thể thực hiện được công việc của mình. Đó là lý do tại sao trẻ em và người lớn phải được dạy cách nhận biết về các dấu hiệu, triệu chứng của lo âu và trầm cảm, đồng thời nỗ lực phát triển các công cụ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những "kẻ sát nhân thầm lặng" vì thường diễn biến âm thầm. Vì vậy, nếu đột nhiên gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần thận trọng.
Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho tóc. Khi nhiều tuổi, việc sản xuất melanin giảm dần, dẫn đến tóc dần mất màu và chuyển bạc. Tuy nhiên, nếu tóc bạc sớm hơn tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.
Với dân văn phòng, người có đặc thù công việc ngồi trên 40 tiếng mỗi tuần, vùng lưng rất dễ đau nhức, căng mỏi. Một vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng sau giúp bạn thả lỏng cơ lưng sau mỗi ngày làm việc.
Nghiên cứu gần đây cho thấy dậy thì có thể xảy ra sớm hơn đối với cả bé trai và bé gái. Trung bình, bé gái sẽ bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 tuổi và bé trai vào khoảng 12 tuổi. Nếu dậy thì bắt đầu sớm hơn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dậy thì sớm. Tình trạng này xảy ra trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Cần tìm hiểu lý do tại sao tuổi dậy thì có thể xảy ra sớm hơn, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến "chuyện ấy". Lưu ý tránh ăn một số thực phẩm sau trước cuộc "yêu" để không làm gián đoạn sự thăng hoa.
Dinh dưỡng đúng không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não.