Trong suốt quá trình mang thai, nhau thai sẽ di chuyển khi tử cung giãn ra và phát triển. Trong những tháng đầu của thai kỳ, việc nhau thai ở vị trí thấp là hết sức bình thường. Nhưng trong những tháng tiếp theo, thông thường nhau thai sẽ di chuyển dần về phía đáy của tử cung. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, nhau thai phải ở vị trí gần đáy tử cung, để cổ tử cung được thông thoáng chuẩn bị cho sự chào đời của em bé. Nếu nhau thai bám vào phần cổ tử cung, thì nhau thai có thể sẽ che mất cổ tử cung (đường ra khỏi tử cung) và tình trạng này được gọi là nhau thai bám thấp. Nhau thai bám thấm sẽ gây xuất huyết nghiêm trọng trước hoặc trong khi chuyển dạ.
Có 4 loại nhau tiền đạo, được xếp loại từ nhẹ đến nặng. Dạng nặng nhất là khi nhau thai che phủ hoàn toàn phần mở của cổ tử cung. Phụ thuộc vào loại nặng hay nhẹ, mà người phụ nữ mắc phải tình trạng nhau thai bám thấp sẽ cần sinh mổ hoặc không. Đa số phụ nữ mắc phải tình trạng nhau thai bám thấp sẽ cần được nghỉ ngơi nhiều ở trên giường.
Các triệu chứng liên quan đến nhau tiền đạo
Triệu chứng chính của tình trạng này là ra máu âm đạo nhẹ hoặc nặng, nhưng nếu bạn xuất hiện thêm các triệu chứng dưới đây, thì bạn nên được chăm sóc y tế ngay lập tức:
Các yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc phải tình trạng nhau thai bám thấp bao gồm:
Chẩn đoán nhau thai bám thấp
Những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng nhau thai bám thám sẽ xuất hiện trong khoảng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, thông qua siêu âm. Những dấu hiệu này thường không quá lo ngại, vì nhau thai thường sẽ ở vị trí thấp trong những tháng đầu thai kỳ. Nhau thai sẽ tự động điều chỉnh trong những tháng sau của thai kỳ. Trên thực tế, chỉ khoảng 10% số trường hợp sẽ phát triển thành nhau tiền đạo
Nếu bạn bị chảy máu trong 3 tháng giữa thai kỳ, bác sỹ có thể sẽ kiểm soát vị trí của nhau thai bằng việc sử dụng một trong các thủ thuật sau:
Có 4 loại nhau tiền đạo. Mỗi loại sẽ có những ảnh hưởng nhất định lên người mẹ và ảnh hưởng lên việc sinh thường hay sinh mổ. Điều trị nhau tiền đạo cũng sẽ phụ thuộc vào loại nhau tiền đạo mà bạn gặp phải.
Tuy nhiên, trong tất cả 4 dạng này, nếu bạn bị chảy máu nặng hoặc chảy máu không kiểm soát được thì bạn cần được mổ đẻ ngay để bảo vệ bạn và em bé.
Bác sỹ sẽ quyết định việc nên điều trị tình trạng nhau tiền đạo của bạn như thế nào, phụ thuộc vào mức độ chảy máu, thời kỳ mang thai của bạn (đang ở tháng thứ mấy của thai kỳ), sức khỏe em bé và vị trị của nhau thai cũng như em bé. Tuy nhiên, mức độ chảy máu sẽ là yếu tố chính để giúp bác sỹ đưa ra quyết định điều trị.
Không chảy máu hoặc chảy máu rất ít
Trong trường hợp này, bác sỹ thường sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi nhiều trên giường, chỉ ngồi hoặc đứng khi thực sự cần thiết. Bạn cũng sẽ phải tránh quan hệ tình dục và tập luyện thể thao. Nếu trong suốt khoảng thời gian nghỉ ngơi này bạn bị chảy máu, thì bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Chảy máu nghiêm trọng
Các trường hợp chảy máu nghiêm trọng có thể sẽ cần phải nghỉ ngơi trên giường bệnh tại bệnh viện. Phụ thuộc vào mức độ mất máu, bạn có thể sẽ cần phải truyền máu và uống thuốc để dự phòng tình trạng sinh non.
Trong những trường hợp này, bác sỹ thường sẽ khuyên bạn nên sinh mổ càng sớm càng tốt, thường là sau 36 tuần. Nếu bạn cần sinh mổ sớm hơn, thì có thể em bé sẽ cần được tiêm corticosteroid để kích thích sự trưởng thành của phổi.
Trong trường hợp bạn bị chảy máu không kiểm soát được, thì sẽ cần phải được mổ đẻ cấp cứu ngay.
Biến chứng của nhau tiền đạo
Trong suốt quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ phải mở để em bé di chuyển từ đường dẫn sinh ra ngoài. Nếu nhau thai ở phía trước cổ tử cung, thì nhau thai sẽ bắt đầu tách ra khi cổ tử cung mở, dẫn đến chảy máu trong. Trong trường hợp này, bạn cần được mổ đẻ ngay, kể cả khi em bé sẽ phải sinh non vì người mẹ có thể sẽ chảy máu tới chết nếu không can thiệp gì. Sinh thường sẽ có quá nhiều nguy cơ cho người mẹ.
Đối phó và hỗ trợ người mẹ
Mayo Clinic đưa ra một vài lời khuyên để giúp bạn đối phó với tình trạng nhau tiền đạo và chuẩn bị tâm lý cho việc sinh nở:
Tìm hiểu: Bạn cang biết nhiều, bạn sẽ chuẩn bị tinh thần được tốt hơn. Bạn có thể liên lạc với những người mẹ khác đã từng mắc phải tình trạng nhau tiền đạo để được chia sẻ thêm về kinh nghiệm của họ.
Chuẩn bị sinh mổ: Phụ thuộc vào loại nhau tiền đạo, bạn có thể sẽ không thể sinh thường được. Mục tiêu hàng đầu vẫn là bảo đảm sức khỏe cho cả bạn và em bé
Nghỉ ngơi trên giường: Nếu bạn là người năng động, việc phải nghỉ ngơi trên giường có thể sẽ khiến bạn không được thoải mái. Tuy nhiên, bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện một số ý tưởng nhỏ, ví dụ như làm một cuốn album ảnh, viết thư hay đọc sách, tìm hiểu về những thay đổi sắp tới mà bạn sẽ phải trải qua.
Chăm sóc bản thân: Bạn có thể nuông chiều bản thân mình một chút. Mua một bộ đồ ngủ mới, đọc một quyển sách hay hoặc xem chương trình truyền hình mà bạn yêu thích… Bạn cũng có thể dựa vào người thân và bạn bè để được hỗ trợ tốt nhất.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D quá liều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Căng thẳng khiến trẻ em không thể học tập và người lớn không thể thực hiện được công việc của mình. Đó là lý do tại sao trẻ em và người lớn phải được dạy cách nhận biết về các dấu hiệu, triệu chứng của lo âu và trầm cảm, đồng thời nỗ lực phát triển các công cụ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những "kẻ sát nhân thầm lặng" vì thường diễn biến âm thầm. Vì vậy, nếu đột nhiên gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần thận trọng.
Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho tóc. Khi nhiều tuổi, việc sản xuất melanin giảm dần, dẫn đến tóc dần mất màu và chuyển bạc. Tuy nhiên, nếu tóc bạc sớm hơn tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.
Với dân văn phòng, người có đặc thù công việc ngồi trên 40 tiếng mỗi tuần, vùng lưng rất dễ đau nhức, căng mỏi. Một vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng sau giúp bạn thả lỏng cơ lưng sau mỗi ngày làm việc.
Nghiên cứu gần đây cho thấy dậy thì có thể xảy ra sớm hơn đối với cả bé trai và bé gái. Trung bình, bé gái sẽ bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 tuổi và bé trai vào khoảng 12 tuổi. Nếu dậy thì bắt đầu sớm hơn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dậy thì sớm. Tình trạng này xảy ra trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Cần tìm hiểu lý do tại sao tuổi dậy thì có thể xảy ra sớm hơn, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến "chuyện ấy". Lưu ý tránh ăn một số thực phẩm sau trước cuộc "yêu" để không làm gián đoạn sự thăng hoa.
Dinh dưỡng đúng không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não.