Củ sắn có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như khoai lang, khoai tây, khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và các bệnh tim mạch. Tuy nhiên khi sử dụng sắn cần lưu ý để tránh bị ngộ độc.
Trong củ sắn có chứa một lượng độc tố là acid cyanhydric (HCN) đáng kể. Loại củ sắn ngọt thường ăn có hàm lượng HCN ít hơn nhưng cũng có thể gây nguy hại nếu không chế biến đúng cách.
Ăn khoảng 20 mg HCN sẽ gây ngộ độc, 50 mg có thể gây chết người. Chất này tác động lên chuỗi hô hấp tế bào gây tình trạng thiếu oxy. Nếu bị nhiễm độc HCN do ăn sắn thì chỉ khoảng 1-3 giờ, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện.
Những biểu hiện đầu tiên của ngộ độc sắn là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, mệt mỏi. Nếu bị nặng hơn có thể co giật, khó thở, suy hô hấp, da tím tái, xanh xao, nhịp tim tăng, huyết áp giảm… Trong trường hợp nặng không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Khi thấy người có biểu hiện say sắn, tốt nhất là để họ nôn hết ra, tống chất độc ra ngoài, sau đó cho uống nước đường hoặc nước mía rồi đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Khi điều trị, bệnh nhân sẽ được các bác sỹ tiếp tục loại trừ chất độc bằng cách rửa dạ dày bằng nước muối sinh lý, dùng thuốc nhuận tràng. Một số biện pháp được áp dụng như truyền dịch, cân bằng điện giải, dùng thuốc trợ tim hoặc cắt cơn co giật để đảm bảo hô hấp. Nếu bệnh nhân trong trạng thái hôn mê sâu, khó thở sẽ phải cho thở bình oxy và dùng thuốc giải độc.
HCN có trong sắn giống như trong măng tươi có thể gây rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là ngộ độc. Do đó các bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.
Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tai nạn này chiếm 10% trong số ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%; cao nhất trong các loại hình ngộ độc thức ăn.
Do sắn chứa độc tố nên tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Nếu cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây bệnh. Đặc biệt, càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.
Bởi trong củ sắn chứa độc HCN là chất dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước, có thể bị oxy hóa thành acid cyanic không độc, kết hợp với đường cũng tạo thành chất không độc. Để tránh ngộ độc, ta có thể loại bỏ độc tố từ củ sắn bằng cách:
- Bóc vỏ trước khi nấu, ngâm sắn trong nước một thời gian rồi mới nấu sắn tươi. Khi nấu mở nắp đậy để HCN bay hơi.
s111
Nên bóc vỏ, ngâm sắn trước khi hấp, luộc
- Khi luộc sắn nên thay nước 2-3 lần để giảm bớt độc tố.
- Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.
- Những loại củ sắn ngọt, phải chế biến ngay sau khi dỡ sắn, nếu không thì phải vùi củ xuống.
- Không nên ăn củ sắn vào buổi tối vì có thể các triệu chứng ngộ độc xảy ra vào ban đêm sẽ không phát hiện kịp hoặc không kịp thời đưa đi cấp cứu.
Những phương pháp làm đẹp đơn giản dưới đây không chỉ giúp khắc phục trình trạng da tay khô ráp mà còn mang lại cho chị em phụ nữ một đôi bàn tay trắng hồng, mịn màng đến bất ngờ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những thay đổi trong việc phân bố và trao đổi chất béo của cơ thể bắt đầu thay đổi theo hướng xấu khi bạn bước sang giai đoạn mãn kinh.
Bài viết này giải thích tại sao điều kiện môi trường và các yếu tố lối sống trong thời tiết nóng có thể gây đau đầu cho bạn cũng như cách để bạn vượt qua tình trạng này.
Trẻ bị phát ban nhiệt do nóng có thể xuất hiện đột ngột và lan rộng, nhưng đây thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.
Mùa hè là thời điển mà gia đình bạn mong chờ cả năm. Mùa hè có nghĩa là trẻ được nghỉ học, không phải làm bài tập về nhà, không phải đến trường. Tuy nhiên trên thực tế, giờ đi ngủ, thói quen ăn uống và xem TV của trẻ sẽ thay đổi vào kỳ nghỉ. Nhưng không phải lúc nào việc ăn uống vô tư này cũng tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Cây dâu tằm tạo ra những quả mọng có hương vị được ưa chuộng trên khắp thế giới và thường được coi là siêu thực phẩm do chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hóa chất thực vật mạnh mẽ. Tuy nhiên, quả không phải là bộ phận duy nhất của cây dâu tằm có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trong nhiều thế kỷ, lá của nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều tình trạng khác nhau.
Kích thích chuyển dạ là quá trình sử dụng các loại thuốc hoặc các phương pháp để bắt đầu chuyển dạ không tự nhiên thay vì chờ đến lúc bắt đầu chuyển dạ tự nhiên. Sản phụ sẽ được đề nghị khởi phát chuyển dạ nếu bác sĩ cho rằng sản phụ nên sinh sớm thay vì tiếp tục thai để an toàn hơn cho thai nhi. Kích thích chuyển dạ có thể là một quá trình kéo dài. Bài viết này sẽ giải thích về những điều mà sản phụ có thể mong đợi, nguy cơ và lợi ích của khởi phát chuyển dạ để giúp sản phụ có thể đưa ra lựa chọn cho mình.
Biếng ăn ở trẻ kéo dài gây ra khá nhiều hệ lụy: suy dinh dưỡng, kém phát triển về tầm vóc và trí não. Để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn và khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, cha mẹ cần ghi nhớ 5 bí quyết sau đây.