Trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã gây hủy hoại lò phản ứng hạt nhân Fukushima Daiichi, khiến cho các chất phóng xạ bị rò rỉ và phát tán ra ngoài môi trường. Vì lý do này mà rất nhiều người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai phải sơ tán khỏi những thành phố bị ảnh hưởng, trong đó có Osaka. Ngộ độc thực phẩm dù nguy hiểm nhưng sẽ không ảnh hưởng gì nếu các bà mẹ mang thai không ở trong vùng có dịch.
Tuy nhiên đối với những tia X và những tia phóng xạ ion hóa với mức năng lượng cao có khả năng hủy hoại DNA thì sao? Liệu khoảng cách tới hàng trăm kilomet có đủ để coi là an toàn? Hay những sóng điện từ năng lượng thấp như lò vi ba, điện thoại di động và wifi thì sao? Bạn có thể đang rất thắc mắc và lo lắng về vấn đề này.
Chụp X quang là nguồn phóng xạ phổ biến nhất mà con người thường xuyên phơi nhiễm, và các chuyên gia sản khoa đều khuyên nên tránh tiếp xúc với chúng khi có thể. Có một sự gia tăng nhẹ nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi nếu người mẹ khi mang thai có chụp X-quang, mặc dù điều này cũng phụ thuộc vào thời điểm tiếp xúc (càng sớm thì nguy cơ càng cao) và lượng phóng xạ tiếp xúc. Trong tử cung, thai nhi tiếp xúc càng nhiều với phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư về sau.
Theo tiến sỹ Devra Davis, một chuyên gia về dịch tễ học và nhiễm độc học, “tia X sẽ có tác dụng cứu sống con người chỉ khi được sử dụng hợp lý. Nếu không, nó có thể gây ra những bệnh ung thư nguy hiểm.” Bà khuyên rằng nên áp dụng những phương pháp chẩn đoán thay thế như chụp phổ cộng hưởng từ MRI hay siêu âm, trì hoãn việc chụp nhũ ảnh và X-quang răng, đồng thời nên tránh chụp cắt lớp vi tính CT – với tác động tương đương gấp trăm lần chụp X-quang ngực – trừ trường hợp buộc phải tiến hành trong điều trị.
Nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng về việc phải quét để kiểm tra toàn cơ thể tại sân bay, tuy nhiên bức xạ phát ra từ các thiết bị tại sân bay này là không đáng kể. Bạn sẽ cần phải quét để kiểm tra cơ thể tới khoảng 50 lần để thu được một lượng phóng xạ tương đương với một lần chụp X-quang răng.
Những nguồn bức xạ xung quanh chúng ta
Có một nguồn bức xạ luôn ở xung quanh chúng ta mà có thể bạn sẽ chẳng bao giờ để ý đó là điện thoại di động. Mặc dù sóng điện thoại có bản chất giống với sóng vi ba hơn là loại phóng xạ ion hóa, tuy nhiên việc tiếp xúc về lâu dài cũng có thể làm tổn thương DNA. Các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ sau khi tiến hành một nghiên cứu trên mô hình động vật đã nhận thấy rằng tiếp xúc với những sóng điện từ này trong khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến mắt, não bộ, gan và da của bào thai.
Bác sỹ David khuyến cáo rằng phụ nữ có thai nên để điện thoại tránh xa khu vực bụng của mình và các bà mẹ cũng không được để các bé chơi quá nhiều với điện thoại. Bà nói rằng “đừng đợi tai nạn xe hơi xảy ra rồi mới lắp đặt ghế an toàn cho trẻ, cũng như nên hết sức thận trọng đối với điện thoại di động.” Điều này cũng có thể đúng đối với iPad, một thiết bị được thiết kế và nên được sử dụng cách xa cơ thể ít nhất 20 cm.
Bác sỹ David khuyên rằng bạn nên tắt điện thoại di động và các thiết bị phát wifi vào ban đêm để giảm tối đa việc tiếp xúc, đặc biệt trong lúc ngủ là khoảng thời gian cơ thể tiến hành tu sửa và tái tạo các DNA. Ngoài ra, cần tăng cường ăn những loại rau có lá màu xanh đậm như súp lơ xanh và tắt hết đèn khi ngủ để cơ thể sản xuất ra nhiều hormon melatonin hơn và tái tạo những DNA bị tổn thương.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.