Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Va chạm vào bụng có dẫn đến sảy thai không?

Có rất nhiều câu chuyện của các bà mẹ xung quanh việc sảy thai xảy ra như thế nào. Một trong số đó là bị ngã từ trên tầng xuống, hoặc bị va chạm vào dạ dày hoặc bụng, là một cách gây xảy thai. Điều này có thể khó xảy ra trong 3 tháng đầu do tử cung hoàn toàn được bảo vệ bởi khung chậu.Nó chỉ xảy ra sau 3 tháng đầu, khi tử cung bắt đầu nhô lên trên khung chậu khiến tổn thương có thể xảy ra.

Nguy cơ ở đây là chấn thương nghiêm trọng có thể gây nên bong nhau thai. Loại tổn thương này thường không gây nên bởi ngã từ độ cao trung bình hoặc một vụ tại nạn xe nhỏ. Bạn phải nhớ rằng em bé được bảo vệ bởi dịch màng ối, chính vì thế tổn thương thường xảy ra với những cơ quan duy trì sự sống, đó là nhau thai.

Nếu bạn là nạn nhân của bạo lực, bị ngã hoặc gặp tai nạn, hay đến khám bác sỹ sản khoa sớm để kiểm tra xem em bé có an toàn không và đảm bào rằng nhau thai vẫn hoạt động bình thường.

Cần làm gì để kiểm tra em bé sau khi bị va chạm vào bụng

Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe của em bé bao gồm:

Thử nghiệm Non-Stress Test

Phụ thuộc vào bạn đang ở giai đoạn nào của thai kỳ, thử nghiệm Non-Stress Test sẽ được thực hiện. Nó bao gồm việc kiểm tra bào thai bằng thiết bị kiểm tra và đánh dấu lại khi em bé chuyển động. Đây là một trong những thử nghiệm đầu tiên được làm để quan sát nếu em bé đang đáp ứng tốt. Nó có thể được thực hiện ở phòng làm việc của bác sĩ hoặc bà đỡ và rất dễ thực hiện.

Siêu âm

Siêu âm được thực hiện để đánh giá nếu có tổn thương đến em bé hoặc tử cung bằng cách quan sát cả hai hiện tượng này. Xét nghiệm này có thể được tiến hành ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ. Nó cũng cần thực hiện nhắc lại để quan sát liệu tổn thương đã lành lại hay chưa. Bạn sẽ được siêu âm khi bạn đến khám sản khoa sau khi xảy ra tai nạn.

Khi đi khám, bạn nên hỏi bác sỹ một vài câu sau đây để xem tình trạng của bạn và đứa bé có ổn định không. Những câu hỏi bao gồm:
  • Những triệu chứng và dấu hiệu nào là bình thường sau khi tôi bị chấn thương?
  • Những dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm mà tôi nên gọi cho bác sĩ là gì?
  • Có bất kì điều gì chỉ ra rằng tôi cần lập tức đến phòng cấp cứu hoặc gọi cấp cứu không?
  • Điều này có làm thay đổi quá trình mang thai và sinh nở không?
  • Có cần làm thêm xét nghiệm nào khác không?
  • Em bé và tôi có cần theo dõi thêm trong quá trình mang thai tiếp theo hoặc sau sinh không?

Bạn có xu hướng hay lo lắng và hoảng sợ. Bạn nên biết rằng hầu hết thời gian, bạn và em bé sẽ ổn sau tai nạn. Nhưng những hành vi bạo lực lại là vấn đề khác. Thời gian mang thai là khoảng thời gian thường gặp của những hành vi bạo lực. Xem xét việc nhận sự giúp đỡ để chuyển bạn và em bé tránh khỏi bạo lực. Sự hỗ trợ luôn luôn sẵn có. Những người sẵn sàng hỗ trợ bạn tìm nơi an toàn để ở và trú chân để có cuộc sống tốt hơn sau này cho bạn và con.

Bình luận
Tin mới
  • 21/09/2023

    Bổ sung quá nhiều vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

    Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D quá liều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

  • 21/09/2023

    Cách quản lý căng thẳng khi bước vào năm học

    Căng thẳng khiến trẻ em không thể học tập và người lớn không thể thực hiện được công việc của mình. Đó là lý do tại sao trẻ em và người lớn phải được dạy cách nhận biết về các dấu hiệu, triệu chứng của lo âu và trầm cảm, đồng thời nỗ lực phát triển các công cụ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.

  • 21/09/2023

    8 dấu hiệu cảnh báo tim bạn không khỏe

    Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những "kẻ sát nhân thầm lặng" vì thường diễn biến âm thầm. Vì vậy, nếu đột nhiên gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần thận trọng.

  • 21/09/2023

    Tóc bạc sớm cảnh báo một số vấn đề sức khỏe

    Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho tóc. Khi nhiều tuổi, việc sản xuất melanin giảm dần, dẫn đến tóc dần mất màu và chuyển bạc. Tuy nhiên, nếu tóc bạc sớm hơn tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.

  • 21/09/2023

    6 động tác giãn cơ giúp thả lỏng cơ lưng mỗi ngày

    Với dân văn phòng, người có đặc thù công việc ngồi trên 40 tiếng mỗi tuần, vùng lưng rất dễ đau nhức, căng mỏi. Một vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng sau giúp bạn thả lỏng cơ lưng sau mỗi ngày làm việc.

  • 21/09/2023

    Dậy thì sớm ở trẻ em

    Nghiên cứu gần đây cho thấy dậy thì có thể xảy ra sớm hơn đối với cả bé trai và bé gái. Trung bình, bé gái sẽ bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 tuổi và bé trai vào khoảng 12 tuổi. Nếu dậy thì bắt đầu sớm hơn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dậy thì sớm. Tình trạng này xảy ra trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Cần tìm hiểu lý do tại sao tuổi dậy thì có thể xảy ra sớm hơn, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • 21/09/2023

    8 thực phẩm cần tránh trước cuộc "yêu"

    Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến "chuyện ấy". Lưu ý tránh ăn một số thực phẩm sau trước cuộc "yêu" để không làm gián đoạn sự thăng hoa.

  • 21/09/2023

    10 thực phẩm giúp trẻ em khỏe mạnh và tăng cường trí não

    Dinh dưỡng đúng không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não.

Xem thêm