Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có từ trước khi mang thai, xuất hiện trong khi mang thai hoặc đã có sẵn từ trước và nặng lên do thai nghén. Đối với người bình thường, tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận và các chứng tim mạch...
Đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai, tăng huyết áp dẫn đến hiện tượng tiền sản giật, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và tử vong do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng... Chính vì thế, theo dõi huyết áp thường xuyên là việc làm thường xuyên và vô cùng quan trọng để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Yếu tố nào gây ra chứng tăng huyết áp?
Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý...Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường... cũng là những nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, một số bệnh lý mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường...
Triệu chứng của chứng tăng huyết áp khi mang thai
Ngoài việc sử dụng máy đo huyết áp để biết chính xác huyết áp khi mang thai, thai phụ có thể chú ý quan sát sức khỏe của bản thân để nhận biết chứng tăng huyết áp thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ qua một số triệu chứng chính sau:
Phù là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, phù toàn thân, nằm nghỉ không hết, phù mềm ấn lõm. Đặc biệt, thai phụ thấy tăng cân nhanh, dấu hiệu phù này không giống với phù sinh lý do thai chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn (phù nhẹ ở chân, mắt cá, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao thì hết phù).
Tăng huyết áp khi có thai được coi là thai nghén có nguy cơ, nếu trước đó chưa biết có tăng huyết áp mà khi có thai, huyết áp tối đa > = 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu >= 90mmHg thì là tăng huyết áp, hoặc đã biết huyết áp trước đó mà huyết áp tối đa tăng >= 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng > = 15 mmHg so với huyết áp trước khi mang thai thì được coi là tăng huyết áp (lưu ý: đo huyết áp 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ).
Đạm niệu: huyết áp tâm trương từ 90-110mmHg kèm theo đạm trong nước tiểu 0,3g/l thì được gọi là tiền sản giật nhẹ và nếu huyết áp tâm trương >= 110mmHg và lượng đạm trong nước tiểu 1g/l kèm theo các dấu hiệu nhức đầu, hoa mắt, đau vùng thượng vị thì được coi là tiền sản giật nặng và nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ chuyển thành sản giật đe dọa tính mạng mẹ và con.
Dự phòng và điều trị
Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai cần được điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây bệnh. Khám thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Trong khi mang thai, nếu có tăng huyết áp đi kèm với đạm trong nước tiểu và phù thì phải nghĩ ngay đến tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén tạo nên một bệnh cảnh gọi là tiền sản giật (nếu như sản phụ lên cơn co giật và kết thúc bằng hôn mê).
Vì nhiễm độc thai nghén hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân nên vấn đề dự phòng rất khó, chủ yếu là cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, làm xét nghiệm nước tiểu đầy đủ (tháng 1 lần). Sản phụ nếu bị nhiễm độc thai nghén nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi, nằm nghiêng trái, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu có triệu chứng nhiễm độc thai nghén nặng thì cần phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì sức khỏe của mẹ và con.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.