Hàng ngày, đa số chúng ta đều sử dụng các sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng... chứa những hạt siêu nhỏ với tác dụng có thể thấm sâu loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn.
Những hạt nhỏ li ti trông rất đẹp mắt này được gọi là microbeads hay là những hạt vi nhựa.
Với kích thước nhỏ hơn 5 mm (đa số là nhỏ hơn 1mm), tỷ lệ hạt này trong các sản phẩm là khác nhau, có thể từ dưới 1% cho đến hơn 90% trọng lượng sản phẩm.
Những hạt vi nhựa chính là sản phẩm của sự phân hủy nhựa, về cơ bản nó được làm từ polyethylene nhưng có thể là nhựa hóa dầu khác như polypropylene và polystyrene.
Khi mua các sản phẩm có chứa các hạt vi nhựa, chúng ta chỉ nghĩ đơn giản là chúng có tác dụng làm sạch rất tốt mà không ngờ rằng chúng lại là một tác nhân 'giết người' âm thầm.
Sau khi hoàn thành vai trò 'chất làm sạch sâu', các hạt nhựa nhỏ này lọt sàng qua hệ thống xử lý nước thải ra sông hồ, ao và đại dương, từ đó nó gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn.
Ước tính mỗi năm có hàng trăm nghìn tỷ tấn hạt nhỏ này được đổ ra môi trường.
Theo Tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), năm 2012, các nước thuộc Liên minh châu Âu EU đã sử dụng hơn 4.300 tấn hạt vi nhựa. 1 năm sau đó, con số đã lên hơn 299 triệu tấn.
Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ chất độc trong nước và trở nên cực kỳ độc.
Cá, chim và nhiều loài thủy sinh khác nhầm lẫn là thực phẩm và ăn vào. Vì đặc tính không tan và khó phân hủy nên có hàng nghìn phân tử hạt vi nhựa bị tích lại trong cơ thể thực vật, động vật
Sau đó đến lượt chúng bị ăn theo chuỗi thức ăn, và con người là 'bến đỗ' cuối cùng trong chuyến hành trình 'du ngoạn' của các hạt vi nhựa.
Nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 90% các loài chim được tìm thấy có các hạt vi nhựa trong dạ dày và ăn 6 con hàu là tiêu thụ 50 hạt vi nhựa vào cơ thể.
Theo các nhà khoa học, cứ mỗi khi một hạt vi nhựa vỡ ra, nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Khi đó, chúng ta có thể bị mất cân bằng hoóc-môn, mắc các căn bệnh về thần kinh, các bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn dịch cùng hàng loạt những nguy cơ khác.
Một vài năm gần đây, nhiều chuyên gia đã lớn tiếng cảnh báo thảm họa trong môi trường nước biển và nhiều người cũng đã biết đến.
Nhưng mới đây, ngày 24/5, Trường Đại học Hoàng gia Anh đã trình một báo cáo lên Ủy ban Bảo vệ Môi trường thuộc Hạ viện Anh, nói rằng nhựa còn có thể đang làm ô nhiễm cả bầu không khí mà chúng ta đang hít thở.
'Chúng tôi không loại trừ khả năng những hạt vi nhựa sẽ bị cuốn vào không khí và lượn lờ quanh chúng ta. Rồi chúng ta lại hít vào người', giáo sư Frank Kelly, chuyên ngành sức khỏe môi trường, tham gia vào nghiên cứu cho biết.
Các hạt này có thể gây ra nguy hại đáng kể với hệ hô hấp của con người, ông Kelly cho biết thêm.
'Hít phải chúng có thể khiến các hóa chất độc hại sẽ được vận chuyển khắp cơ thể, qua đường máu, xuống phổi cũng như hệ tuần hoàn... hậu quả tương tự như khói thải từ động cơ xe mà chúng ta vẫn lo sợ hàng ngày'.
Câu trả lời vô cùng đơn giản với những hạt siêu nhỏ có thể thấm sâu loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn này.
Thứ nhất là vì chi phí sản xuất hạt vi nhựa rẻ, cộng thêm nguyên liệu luôn có sẵn và dễ tìm thấy.
Hơn nữa chúng lại mềm mại cho da hơn các sản phẩm từ thiên nhiên như tinh thể muối, tinh thể đường, hoặc vỏ nghiền của các loại hạt cứng.
Đó cũng là lí do hiện nay hầu hết người tiêu dùng đều chỉ chọn các sản phẩm này thay cho các sản phẩm thiên nhiên.
Các quốc gia cùng hành động để loại bỏ hạt vi nhựa
Đứng trước mối hiểm họa này, Mỹ và một số nước châu Âu đã yêu cầu các công ty hóa mỹ phẩm ngừng ngay việc sử dụng các loại hạt vi nhựa trong sản xuất mỹ phẩm.
Năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành dự luật ngăn cấm việc sử dụng các hạt nhựa trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Illinois đã trở thành bang đầu tiên ban hành luật cấm sản xuất và bán các sản phẩm có chứa vi hạt nhựa. Tập đoàn Unilever đã không còn sử dụng hạt vi nhựa trong các sản phẩm từ cuối năm 2015.
Còn Hãng mỹ phẩm L’Oreal (Pháp) cũng cam kết loại bỏ các hạt nhựa li ti này ở các sản phẩm thương hiệu của mình vào năm 2017.
Kết quả một cuộc thăm dò ở Anh được tiến hành vào tháng 4 vừa qua cũng cho thấy có đến 2/3 người dân Anh bày tỏ mong muốn ban hành một đạo luật tương tự để ngăn cấm việc sử dụng các hạt nhựa.
Tất nhiên, UNEP vẫn đang tiếp tục kêu gọi các quốc gia cấm sử dụng vi hạt nhựa trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.