Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những con số thú vị về bộ gene người

Từ giữa thế kỷ 19, khoa học đã đạt được nhiều thành công trong việc nghiên cứu về di truyền học, nhưng đến nay vẫn có nhiều khám phá đáng ngạc nhiên về gene và di truyền.

Bộ gene người là tất cả vật liệu di truyền của một người được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bộ gene chứa các gene, các gene được cấu tạo bởi một chất hóa học được gọi là AND. Các gene được đóng gói trong nhiễm sắc thể, nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào, mỗi nhân tế bào có 23 cặp nhiễm sắc thể.

Chiều dài AND tương đương 107,8 tỷ km

Là chiều dài tính theo mét của AND từ một trong các tế bào của bạn khi từng chuỗi được tháo xoắn và xếp nối đuôi nhau. Nếu làm như thế với tất cả AND trong cơ thể sẽ tạo thành sợi có chiều dài tương đương 107,8 tỷ km, bằng với 150.000 chuyến du hành khứ hồi đến mặt trăng.

Hệ gene có khoảng 20.000 gene

Là số lượng gần đúng của các gene trong hệ gene của con người. Gene của chúng ta cung cấp cho các tế bào thông tin về cách tạo ra protein. Theo ước tính của các nhà khoa học, con người có thể sản xuất gần 100.000 phân tử protein, do đó, họ cho rằng số gene của con người cũng nhiều như thế.

Ngày nay, các nhà khoa học biết rằng một số gene có chứa mã để tổng hợp nhiều loại protein. Số lượng gene của bộ gene khác nhau từ loài này sang loài khác. Sinh vật phức tạp hơn có xu hướng có nhiều gene. Vi khuẩn có vài trăm đến vài nghìn gene, chuột cũng có khoảng 20.000 gene; giun tròn khoảng 19.000 gene, nấm men có khoảng 6000 gene, vi khuẩn lao là 4000.

Bộ gene người.

Con người còn có 37 gene “khác”

Đây là số lượng của các gene trong bộ gene “khác” của chúng ta hay còn gọi là gene ti thể. Ti thể là các nhà máy điện của tế bào và chức năng của chúng là tham gia vào việc tạo ra năng lượng tế bào. Chúng đã thiết lập riêng một bộ gene chuyên biệt vì được cho là tiến hóa từ vi khuẩn bị chôn vùi bởi các tế bào nhân chuẩn (tế bào có chứa một hạt nhân) khoảng 1,5 tỷ năm trước, trong thời kỳ tiền Cambri.

“Ký tự” di truyền có 3,2 tỷ cặp

3,2 tỉ là số cặp base – hoặc cặp “ký tự” di truyền – tạo nên bộ gene của con người. Nếu liệt kê hết tất cả những ký tự này, một người phải gõ 60 từ mỗi phút, 8 giờ 1 ngày và trong khoảng 50 năm để đọc hết các phân tử AND của cơ thể mình. Tuy nhiên, loài cá phổi cẩm thạch (tên tiếng Anh là Protopterus aethiopius) mới là loài có số cặp base nhiều nhất - khoảng 133 tỷ cặp base trong hệ gene của chúng.

AND của 2 người lạ giống nhau đến 99,6%

AND của hai người bất kỳ trên trái đất giống nhau đến 99,6%. Nhưng khác nhau 0,4%, sự khác nhau này đại diện cho khoảng 12 triệu cặp base, điều này giúp lý giải sự khác nhau giữa các cá thể, đặc biệt nếu sự thay đổi nằm ở các gene chủ chốt. Môi trường sống của chúng ta cũng tạo nên sự khác biệt. Ngoài ra, bộ gene người giống 7% các vi khuẩn E.coli, 21% với sâu, 90% với chuột và 98% với tinh tinh.

Gene người được điều khiển chỉ chiếm 1/3

Đây là tỷ lệ ước tính của gene người được điều khiển bởi các microRNA. Những “micromanagers” di truyền chỉ chứa khoảng 22 đơn vị ARN gọi là nucleotide nhưng chúng có thể ngăn chặn một gene sản xuất protein mà nó mã hóa. Các nhà khoa học đã xác định được hàng trăm microRNA ở người và mối liên hệ giữa sự đổ vỡ ở một số chúng với một số loại ung thư.

AND khác chiếm 98%

Hơn 98% bộ gene của chúng ta là các AND không mã hóa – đồng nghĩa với việc AND này không chứa thông tin để tạo ra các protein. Chỉ có khoảng 2% của gene mã hóa protein. Ngày nay, các nhà khoa học phát hiện vai trò của các “AND rác” này giúp tổ chức AND trong nhân tế bào và giúp bật hoặc tắt các gene mã hóa protein.

Nhiễm sắc thể trong nhân người Down là 47

Hầu hết tế bào của con người có 46 nhiễm sắc thể, nhưng đôi khi, trong quá trình phân chia tế bào xảy ta một số trục trặc sẽ cho ra kết quả là quá ít hoặc quá nhiều nhiễm sắc thể. Khi điều này xảy ra, trong các tế bào trứng hoặc tinh trùng, đứa trẻ có thể có một số bất thường nhiễm sắc thể. Người mắc hội chứng Down có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 21, một trong các nhiễm sắc thể nhỏ nhất trong hệ gene.

Bộ gene người được khám phá vào năm 1953

Ngày 28/2/1953, hai nhà khoa học Francis Crick và James Watson đã tìm ra cấu trúc của AND. Cấu trúc đó là một “xoắn kép” có thể “giải nén” riêng thành hai sợi dài để làm các bản sao của chính nó. Watson và Crick được nhận giải thưởng Nobel năm 1962 cho khám phá này.

Quốc Tuấn - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm