Theo các nhà nghiên cứu, trong măng tươi chứa Cyanogenic glycoside, có khả năng biến thành Acid Cyanhydric (bao gồm các muối hoặc Acid) đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể.
Trong măng tươi, hàm lượng chất này rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi ăn phải loại măng không được loại bỏ Cyanide có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy tế bào, ngộ độc, triệu chứng là khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở, nặng có thể dẫn đến tử vong...
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, mỗi lần ăn măng không nên ăn quá 100g măng tươi. Khi ăn cần ngâm nước kỹ và luộc thật chín nhiều lần để loại bỏ độc tố.
Ăn cà chua xanh là một việc làm vô cùng tai hại, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do trong cà chua xanh có chứa solanine, một chất rất độc, có thể khiến bạn ngộ độc ngay tức khắc với các biểu hiện điển hình như khoang miệng có cảm giác đắng chát kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, và nôn khi ăn phải. Thậm chí, không ít trường hợp còn thiệt mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Khoai tây để lâu, nhất là trong môi trường ẩm thấp rất dễ mọc mầm. Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Ngộ độc nặng hơn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn...
Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây.
Nghiên cứu đã chỉ ra dưa mới muối chứa nhiều nitric, đây là một loại chất có độc tính cao, ở liều 3g trở lên có thể dẫn đến chết người, liều 0,3 - 0,5g có thể gây ngộ độc. Nitric được sản sinh nhiều nhất trong giai đoạn dưa mới muối và dưa quá chua (bị khú).
Khi ăn dưa muối, dịch vị trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitric tác động vào các thực phẩm có chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, mắm… để tạo thành một hợp chất là nitrosamine, có thể gây ung thư. Như vậy, để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine, chúng ta không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, vị cay hăng hay ăn dưa muối đã bị khú.
Không chỉ đơn thuần là mất chất dinh dưỡng, thực phẩm đông lạnh để lâu tồn tại rất nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe, có nguy cơ trở thành nơi tích tụ các mầm mống gây bệnh như các chất độc hại, vi khuẩn, vi rút có hại.
Khi đưa vào sử dụng những thực phẩm này, các bộ phận trên cơ thể sẽ bị xâm hại bởi các yếu tố gây hại, đặc biệt là các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Điều này dẫn tới sự suy giảm chức năng của các cơ quan và gây bệnh.
Có thể bệnh hoặc các triệu chứng không xuất hiện ngay sau khi ăn nhưng nó sẽ tích tụ bên trong cơ thể và gây hại về sau. Những độc tố tích tụ đó có thể dẫn đến rất nhiều bệnh về dạ dày, ruột, gan…
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.