Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm chủng trong điều trị bệnh hồng cầu hình liềm

Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn và việc tiêm chủng là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân hồng cầu hình liềm.

Tiêm chủng trong điều trị bệnh hồng cầu hình liềm

Hầu hết mọi người nghĩ rằng tiêm chủng chỉ cần cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch còn yếu và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Tuy nhiên, tiêm chủng đúng lúc đóng một vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là những người mắc bệnh mãn tính. Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm có nguy cơ tăng nhiễm khuẩn và việc tiêm chủng là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh.

Tại sao những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao?

Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm bắt đầu có tổn thương các cơ quan nội tạng ngay từ những năm đầu đời.

Một trong những cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng đó là lách. Lách là một cơ quan nhỏ nằm bên trái của ổ bụng ngay dưới khung sườn, có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ những tế bào máu già cỗi và bị tổn thương. Lách cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch là sản xuất lympho bào (một loại bạch cầu hỗ trợ tạo kháng thể để chống nhiễm khuẩn).

Trong quá trình lọc máu, các hồng cầu có thể uốn cong để đi qua những vùng rất nhỏ ở lách. Khi tế bào hồng cầu hình liềm đi qua lách, do cấu tạo khác biệt nên có thể gây tổn thương lách. Tổn thương này xảy ra lặp đi lặp lại nên đối với những trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm nặng, chức năng lách có thể bị mất trước năm 5 tuổi. Chức năng của lách bị mất đi sẽ làm tăng nhanh nguy cơ nhiễm trùng.

Những bệnh nhân hồng cầu hình liềm hay bị nhiễm khuẩn những loại nào?

  1. Streptococcus pneumonia (phế cầu): loại vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phổi ở trẻ và người lớn. Ngoài ra, vi khuẩn này có thể gây viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết hoặc nhiễm trùng.
  2. Neisseria meningitidis (não mô cầu): đây là loại vi khuẩn số một gây viêm màng não ở trẻ em và thanh thiếu niên; cũng có thể gây nhiễm khuẩn huyết và nhiễm trùng.
  3. Hib: loại vi khuẩn này thường là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ em.
  4. Virus cúm: là loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Những người bị bệnh hồng cầu hình liềm nếu bị nhiễm virus cúm thường phải nhập viện. Ngoài ra, nhiễm cúm có thể khởi phát những biến chứng ở phổi như hội chứng viêm phổi cấp.

Tiêm chủng cho những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm

  1. Tiêm chủng phế cầu: loại vắc xin chống lại nhiễm phế cầu có tên gọi là Prevanr 13 hoặc PCV13. Vắc xin này nên tiêm cho tất cả trẻ sơ sinh (2,4,6 và 12-15 tháng tuổi). Trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm cũng nên tiêm Pneomovax (hoặc PPSV23) liều thứ nhất vào năm 2 tuổi với liều thứ 2 là 5 năm sau.
  2. Tiêm chủng viêm màng não do não mô cầu: tất cả trẻ em nên được tiêm chủng chống não mô cầu nhưng những trẻ mắc bệnh hồng cầu hình cần tiêm sớm hơn. Cân nhắc tiêm vắc-xin Meningococcal AC( phòng não mô cầu type A và C) Vắc xin MENGOC-BC và phải tiêm nhắc lại trong suốt cuộc đời.
  3. Hib: tiêm chủng Hib được lồng ghép trong mũi tiêm 5 trong 1 Quinvaxem của Chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc vắc xin Pentaxim, Infarix hoặc Hexa Infarix, theo khuyến cáo tháng thứ 2, 3, 4 và nhắc lại vào tháng 12 đến 15. Hiện tại vắc xin được lựa chọn thay thế Quinvaxem có tên là ComBE Five. Đây là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010. Vắc xin ComBE Five đã được ký lưu hành tại Việt Nam (QĐ số 196/QĐ-QLD ngày 30/05/2017) có giá trị trong 5 năm.
  4. Cúm: tiêm chủng cúm hằng năm được khuyến cáo cho những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Vắc xin cúm có thể được tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Năm đầu tiên một người dưới 18 tuổi tiêm vắc xin cúm thì cần tiêm 2 mũi (cách nhau ít nhất 4 tuần). Sau đó, mỗi năm chỉ cần tiêm 1 mũi. Vắc xin này được thay đổi hằng năm vì thế cần được tiêm chủng mỗi năm. Điều quan trọng cần biết là mùa cúm diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3. Nếu bạn tiêm vắc xin cúm vào tháng 1, bạn cần tiêm một mũi khác vào tháng 10 để được bảo vệ trong mùa cúm mới.

Nhiễm những vi khuẩn này có vẻ rất đáng sợ, nhưng may mắn thay, việc tiêm chủng đã giảm đáng kể nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại vắc xin phù hợp nhé.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 triệu chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ nhỏ

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - TheoVerywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm