Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 lợi ích sức khỏe của liệu pháp âm nhạc

Ngày nay, việc sử dụng âm nhạc để chữa bệnh không còn là điều mới mẻ và trên thực tế đang ngày càng phát triển, nhất là trong môi trường sống căng thẳng, tỷ lệ bệnh lý tâm thần đang gia tăng như hiện nay.

 lợi ích sức khỏe của liệu pháp âm nhạc

Ít ai biết rằng liệu pháp âm nhạc đã được y học cổ truyền phương Đông nghiên cứu và sử dụng để trị bệnh từ hàng ngàn năm nay. Dưới đây là một số lợi ích là liệu pháp âm nhạc đã đem lại cho chúng ta:

1. Giảm lo lắng và tác động tiêu cực của stress

Một nghiên cứu đã cho biết: Mặc dù mỗi cá nhân có một sở thích âm nhạc khác nhau, nhưng âm nhạc dường như đều có tác dụng sinh lý trực tiếp đối với tất cả mọi người thông qua hệ thống thần kinh. Âm nhạc có khả năng gây ra các phản ứng cảm xúc tức thì, đặc biệt là khi kết hợp với chuyển động, kích thích lên các cảm giác khác nhau của con người.

Khi các loại nhạc cụ cất lên, cơ quan thính giác và xúc giác được kích thích tạo ra trạng thái thư giãn về tinh thần. Ngày nay, âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp tự nhiên điều trị nhiều bệnh khác nhau, thậm chí đối với những người bị suy yếu về mặt thể chất hoặc nhận thức - chẳng hạn như trẻ em khuyết tật, người già, người mắc bệnh mãn tính giai đoạn cuối hoặc những người có mối âu lo nghiêm trọng trong xã hội, có rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Không ngạc nhiên khi các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng âm nhạc trị liệu dường như có lợi ích nhất khi kết hợp với các hoạt động thể dục, trị liệu nghề nghiệp và lời nói, tư vấn tâm lý, dinh dưỡng nhằm cải thiện và hỗ trợ.

2. Cải thiện quá trình chữa bệnh

Ngày nay, rất nhiều bệnh viện đang sử dụng âm nhạc nhằm cải thiện quá trình chữa bệnh bằng cách giảm sự lo lắng của người bệnh trước khi làm thủ thuật hoặc xét nghiệm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng liệu pháp âm nhạc làm giảm sự lo lắng ở những bệnh nhân phẫu thuật tim và dường như làm bệnh nhân thư giãn sau phẫu thuật hoặc trong quá trình chẩn đoán xâm lấn tiếp theo.

Đó là gợi ý cho việc sử dụng âm nhạc để đem đến những ảnh hưởng tích cực cho các chức năng thần kinh, miễn dịch, hô hấp và tim mạch liên quan đến quá trình chữa bệnh.

3. Tác động chữa trị tích cực lên bệnh Parkinson & Alzheimer

Cả hai bằng chứng lý thuyết và lâm sàng đều cho thấy âm nhạc cải thiện cả chức năng nhận thức và chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức trong bệnh Parkinson và Alzheimer.

Người ta nhận thấy, âm nhạc được xem là một hình thức trị liệu nâng cao ở những bệnh nhân này. Hình thức này giúp họ đối phó với những triệu chứng dần xấu đi, cũng như cung cấp kích thích cho giác quan và hỗ trợ việc tham gia các hoạt động nhóm của người bệnh.

Năm 2000, Hiệp hội tâm lý học Mỹ đã công bố nghiên cứu về tác động tích cực của liệu pháp âm nhạc trong việc giúp cải thiện một số triệu chứng ở những người mắc Parkinson bằng cách kiểm soát những cảm xúc như mất mát, khuyết tật hoặc trầm cảm. Theo các nhà nghiên cứu, "Âm nhạc tác động lên các phảm ứng cảm xúc bằng cách kết hợp chuyển động và kích tích các con đường cảm giác khác nhau. Một nghiên cứu ngẫu nhiên, có nhóm chứng, làm mù đơn trên 32 bệnh nhân Parkinson với 1 nhóm được trị liệu bằng âm nhạc và một nhóm không. Nghiên cứu được tiến hành trong 3 tháng với cá buổi trị liệu âm nhạc hàng tuần kết hợp với liệu pháp vật lý. Sau ba tháng tiến hành, kết quả nghiên cứu đã cho thấy âm nhạc liệu pháp mang lại lợi ích tổng thể đáng kể cho nhóm người có tham gia trị liệu. Những hiệu quả tích cực được đo lường bằng các cải thiện về vận động, kiểm soát chức năng cảm xúc, cải thiện các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống nói chung.

4. Giảm trầm cảm và các triệu chứng khác ở người cao tuổi

Âm nhạc trị liệu ngày nay đang được khuyến khích sử dụng nhiều trong các chăm sóc lão khoa nhằm giúp cải thiện hiệu suất xã hội, tâm lý, trí tuệ và nhận thức của người già. Trầm cảm, cảm giác cô độc, chán nản, lo lắng và mệt mỏi là những cảm xúc phổ biến xuất hiện ở những người lớn tuổi. Âm nhạc dường như giúp họ cải thiện tâm trạng, mang lại cảm xúc thoải mái và thư giãn, thậm chí là thay đổi hành vi của người chăm sóc họ. Đối với người bệnh, nó có tác động tích cực lên việc giảm các kích động, lo âu khi trải qua các điều trị. Đối với người chăm sóc, âm nhạc được coi là một chiến lược hiệu quả và thú vị nhằm tăng sự đồng cảm, từ bị và tập trung và tăng mối quan hệ khi chăm sóc.

5.  Giảm triệu chứng rối loạn tâm lý, bao gồm tâm thần phân liệt

Kết quả từ một nghiên cứu năm 2017 được tiến hành ở Hàn Quốc cho thấy âm nhạc trị liệu giúp cải thiện triệu chứng tâm thần và mối quan hệ giữa các cá nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt với nhau. Các chương trình âm nhạc được sử dụng trong nghiên cứu rất đa dạng, kết hợp những nhịp điệu hiện đại và truyển thông, công cụ ngẫu hứng và hầu như hoàn toàn không lời. Sự can thiệp được tiến hành trong 12 buổi, mỗi buổi 90 phút và trong 12 tuần.

6. Cải thiện tính tự biểu hiện và giao tiếp

Một trong những biện pháp can thiệp âm nhạc lâu đời nhất là hỗ trợ những người khuyết tật về các vấn đề thể chất và tinh thần tại các trung tâm phục hồi chức năng. Đối với những người khuyết tật về thể chất, liệu pháp âm nhạc được sử dụng để giúp bệnh nhân có “trải nghiệm dòng chảy” khi nghe nhạc, kích thích và tìm hiểu cách phản ứng thông qua phản hồi bằng lời nói và không lời nói dựa trên việc thay đổi kích thích âm nhạc. 

Ở trẻ chậm phát triển - chẳng hạn như chứng tự kỷ hoặc phát triển chậm, có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến nhận thức, xã hội, liệu pháp âm nhạc giúp tạo điều kiện phát triển giọng nói và giọng hát một cách nhanh chóng (trong khoảng 8 tuần).

Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại: Những điều bạn cần biết về lợi ích của âm nhạc

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Draxe
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm