Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nghe nhạc có thể giúp bạn dễ ngủ?

Có thể bạn đã nghe thông tin rất nhiều người trưởng thành đang gặp phải tình trạng thiếu ngủ.

Trong thời đại công nghiệp hoá, một giấc ngủ ổn định có vẻ khá khó khăn. Chúng ta rút ngắn thời gian ngủ, kéo dài hơn thời gian thức, khiến sức khỏe, năng suất lao động bị tổn hại nặng nề.

Chúng ta đã biết một số cách để có giấc ngủ ngon, đơn giản như không nên uống rượu trước giờ ngủ và ngủ đúng giờ. Tuy nhiên việc đó nói dễ hơn làm. Do đó, một cách đơn giản thường được sử dụng đó là nghe nhạc.

Mới đây, một nhạc sỹ người Anh Max Richter đã cho ra đời một tác phẩm dài 8 tiếng có tiêu đề Sleep, ông miêu tả nó như một bài hát ru, được nghe khi đi ngủ. Bài hát đi từ những phần nhẹ nhàng bay bổng được đặt tên là Dream, cho tới phần Space mạnh mẽ, cuốn hút. Đó là một tác phẩm ấn tượng và đầy tham vọng. nhưng liệu nó có thật sự giúp cải thiện giấc ngủ?

Có nhiều kết luận trái chiều về vấn đề này. theo nhiều số liệu được chọn lựa từ các nghiên cứu về âm nhạc cho rằng, chất lượng giấc ngủ khi tự mình đánh giá thường không tương xứng với kết quả đo lường khách quan: nhiều người nghĩ họ có một giấc ngủ khá tốt mà không cần sử dụng thuốc hay không bị gián đoạn nhưng thực tế trong một số trường hợp lại không phải như vậy. Một số nghiên cứu cho rằng những loại nhạc nhẹ nhàng có thể có những tác động tích cực vào chất lượng giấc ngủ và cải thiện giấc ngủ trong các bệnh lý liên quan. Điều này là rất triển vọng nhưng cũng có những khuyến cáo của chính tác giả nghiên cứu về việc cần nhiều thí nghiệm hơn để có kết luận rõ ràng nhất.

Có lẽ câu trả lời của vấn đề này lại ẩn dưới một câu hỏi cơ bản hơn. Âm nhạc có thể ảnh hướng tới những phần cấu trúc ổn định của giấc ngủ hay không?

Câu trả lời là có và không.

Giấc ngủ không đơn thuần là một hành động vô thức. Hơn nữa, nó còn là một hành trình phức tạp liên quan tới trạng thái ý thức đặc biệt, trạng thái mà thực tế được thu nhận từ thông tin bên trong chứ không phải từ các cảm giác bên ngoài.

Sự thay đổi từ bên ngoài thành bên trong diễn ra theo 4 bước riêng biệt. Giấc ngủ được chia thành pha không có cử động mắt và pha có cử động mắt.

Hãy tưởng tượng bạn đang nghe một bản nhạc đầy đủ của Richter và chuẩn bị đi ngủ. Khi mắt bạn trĩu xuống và tâm trí lơ mơ là bạn đang bắt đầu giai đoạn không cử động  sớm. Lúc này bạn thực sự thư giãn. Giai đoạn này kéo dài trong vài phút. Tại thời điểm này các nghiên cứu cho rằng bản nhạc có thể có tác dụng. Điều này đúng với tất cả những thứ tạo cho bạn cảm giác thư giãn như những bản nhạc cổ điển.

Khi bạn tiếp tục thư giãn, não bộ sẽ phát ra sóng theta ổn định, sẽ dần dần chuyển sự chú ý từ môi trường bên ngoài vào những tín hiệu bên trong. Lúc này bạn sẽ có cảm giác lâng lâng, hoặc có những giấc mơ, nếu ai đó gọi tên bạn đủ rõ, bạn vẫn có thể nghe thấy và phản hồi. Quá trình này diễn ra trong 10 phút, sau đó, phức hợp K và các đợt sóng não sẽ xuất hiện.

Phức hợp K và sóng não là những kích thích mạch của những sóng não chậm, chủ động ngăn chặn những kích thích bên ngoài. Điều đó có nghĩa, trong giai đoạn này, não bộ sẽ chặn các bộ phận nhận cảm cũng như bộ phận đáp ứng với những thông tin cảm giác từ bên ngoài.

Trong giai đoạn 2 này, bạn sẽ không còn nghe thấy nhạc nữa. Vùng vỏ não thính giác vẫn nhận âm thanh nhưng vùng đồi thị, trung tâm quan trọng của não, lại dừng phát tín hiệu trước khi có thể tạo thành âm nhạc được ý thức, giai đoạn này kéo dài 20 phút. Sau đó, sóng não trở nên rất chậm và ổn định với sóng delta.

Giai đoạn 3: gần như hoàn oàn không phản hồi với thế giới bên ngoài. Sau 30 phút của giai đoạn này, bạn lại nhẹ nhàng quay lại giai đoạn trước đó khi mà bạn có thể nghe lại những tiếng động, nếu chúng đủ lớn, chúng có thể đánh thức chu kỳ ngủ đang diễn ra của bạn.

 

Nếu bạn tiếp tục ngủ bạn sẽ chuyển sang pha có cử động mắt: toàn bộ cơ thể sẽ trở nên tê liệt và những cảm giác bên ngoài được kết nối để thu hút sự chú ý tuyệt đối của trí nhớ. Bạn sẽ tỉnh táo, nhưng sẽ có những giấc mơ liên quan. Thời điểm này nếu có ai vào phòng, gọi to tên bạn và rời đi, bạn cũng không thể biết. Nói cách khác, thế giới bên ngoài – bao gồm cả những gì bạn đang nghe trong headphone đều không là gì trong vài phút kỳ diệu của pha này.

Suốt đêm, chu trình này sẽ lặp lại nhiều lần, và mỗi lần phần cử động mắt được kéo dài hơn. Đến phút chót, bạn sẽ dành phần lớn thời gian để tạo nên thế giới của riêng mình trong mơ và không liên quan đến thế giới bên ngoài. Do đó bạn sẽ chỉ nghe được 60 phút đầu tiên của bản nhạc kéo dài 8 tiếng của Richter.

Do đó câu trả lời của vấn đề chúng ta đặt ra ban đầu sẽ là có, âm nhạc có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

CTV Mỹ Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Elsevier SciTech Connect)
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm