Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thuốc nhà bạn không thể thiếu trong mùa mưa lũ

Trong và sau mưa lũ có một số bệnh thường gặp như cảm cúm, tiêu chảy, viêm họng cấp (sốt cao, đau họng), bệnh đau mắt đỏ, bệnh sốt vàng da (sốt cao có vàng da kèm theo vàng mắt) hoặc bệnh viêm da... Một số người mắc bệnh mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, thoái hóa khớp xương, dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng mạn tính...), nếu thiếu thuốc cũng trở nên rắc rối.

Những thuốc nhà bạn không thể thiếu trong mùa mưa lũ

Khi mưa lũ đến, nhiều gia đình ở trong tình trạng bị lũ bao vây, chia cắt và cô lập thì thật nguy hiểm vì chẳng may mắc bệnh cũng chưa thể đi khám bệnh ngay được. Việc chuẩn bị thuốc trong nhà (chủ yếu là các thuốc thông thường) với mục đích chủ yếu là để giảm triệu chứng ban đầu của bệnh, trong khi chờ đợi đi khám bác sĩ, chứ không phải để tự điều trị bệnh tại nhà.

Loại thuốc thông dụng mà mọi nhà nên có là thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol dạng viên và dạng sủi, dạng phối hợp với một vài hoạt chất khác để trị cảm cúm. Nếu gia đình có trẻ nhỏ thì nên chuẩn bị thêm paracetamol dạng thuốc đạn đặt hậu môn, bảo quản trong tủ lạnh. Liều dùng thuốc phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, với trẻ em phải theo cân nặng, không dùng quá liều, lạm dụng thuốc sẽ gây độc cho gan.

Việc chuẩn bị thuốc trong nhà nhằm giảm triệu chứng ban đầu của bệnh, trong khi chờ đợi đi khám bác sĩ.

Tiêu chảy là bệnh rất hay gặp trong mưa lũ do điều kiện vệ sinh thực phẩm không đảm bao, vì vậy trong gia đình cũng cần có ít nhất vài chục gói oresol, tốt nhất là loại 5,63g/gói, mỗi lần dùng pha một gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội), uống theo hướng dẫn. Mỗi nhà cũng cần chuẩn bị thêm lọ thuốc berberin (kháng sinh trị tiêu chảy có nguồn gốc thực vật) để dùng khi có những biểu hiện bất thường ở cơ quan tiêu hóa.

Ngoài ra, cũng nên chuẩn bị một số thuốc nhỏ mắt như: nước muối sinh lý, cloramphenicol 1%o hoặc tobrex 0,4%. Một vài týp thuốc mỡ bôi trị bệnh ngoài da (chủ yếu là sẩn ngứa) như: thuốc mỡ tetracyclin, kedermfa, thuốc chống ngứa crotamiton, kem bôi promethazin giảm các triệu chứng dị ứng, nổi mày đay...

Trong gia đình có người bị hen thì cũng nên dự trữ sẵn loại thuốc xịt ventolin để dự phòng cơn hen cấp. Đồng thời nên chẩn bị loại thuốc bricanyl sirô. Thuốc dùng cho trẻ em hoặc người già bị ho do hen phế quản, viêm phế quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính, người bị khí phế thũng...

Với gia đình có người bệnh tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, bệnh dạ dày hoặc đái tháo đường, cần chuẩn bị các thuốc đã uống thường ngày, theo đơn của bác sĩ, nên mua thêm vài ba liều dự phòng.

Lưu ý, các thuốc cần bảo quản thật tốt như cho vào túi nilông, buộc kín, để trên cao, tránh ẩm mốc sẽ gây hỏng thuốc hoặc mưa lũ cuốn trôi. Mọi người cũng cần biết, việc dùng thuốc chỉ để làm giảm nhẹ dấu hiệu bệnh. Khi có bệnh, nên cố gắng đi khám bệnh để được hướng dẫn dùng thuốc và theo dõi cụ thể, không tự ý dùng thuốc bừa bãi, rất dễ gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần nhớ khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bé

DS. MINH THÀNH - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm