Người bị cảm cúm, viêm mũi nên tránh ăn gì để nhanh hết nghẹt mũi?
Nghẹt mũi xảy ra khi niêm mạc mũi bị viêm và sưng, do sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây kích ứng (khói bụi, hóa chất). Khi đó, cơ thể tiết ra nhiều dịch nhầy hơn để cố gắng loại bỏ các mầm bệnh từ bên ngoài.
Chia sẻ với tờ HuffPost, PGS.BS Sam Huh – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ) cho hay, chất nhầy mắc kẹt trong khoang mũi trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi. “Để hạn chế nghẹt mũi, viêm mũi, bạn cần làm loãng dịch nhầy, giữ đường thở thông thoáng và hệ miễn dịch khỏe mạnh”, BS Huh gợi ý.
Trong quá trình cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, bạn nên tránh những thực phẩm, đồ uống có thể làm tăng tiết dịch nhầy trong mũi, đồng thời ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch.
Chế phẩm từ sữa
Theo BS. Huh, một số người bị nghẹt mũi, viêm mũi thấy mũi nghẹt đặc hơn sau khi sử dụng chế phẩm từ sữa. Tuy vậy, hiện tượng này chưa được chứng minh cụ thể qua nghiên cứu lâm sàng, mức độ cũng khác nhau tùy cơ địa người bệnh.
Người dị ứng với protein casein có trong sữa bò khả năng cao thấy mũi tiết nhiều chất nhầy hơn, nghẹt mũi. Casein có trong cả sữa chua, phô mai, thậm chí một số món chocolate.
Đồ chiên rán
Người đang bị nghẹt mũi nên hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
Dầu thực vật sử dụng cho các món chiên rán đôi khi chứa nhiều acid béo omega-6. Ở hàm lượng cao, omega-6 gây ra hiện tượng viêm.
Trong khi đó, ở người bị nghẹt mũi, niêm mạc mũi vốn đã sưng viêm nghiêm trọng, cản trở đường thở. Bạn nên tránh ăn các món chiên rán trong quá trình điều trị các bệnh viêm mũi, cảm cúm gây nghẹt mũi.
Thực phẩm chứa nhiều histamine
Histamine là một acid amino có thể kích thích phản ứng miễn dịch ở người có cơ địa dễ bị dị ứng. Khi lượng histamine trong cơ thể tăng cao và không được phân giải kịp thời, bạn dễ gặp các vấn đề như đau bụng, đau đầu, phát ban ngoài da và nghẹt mũi.
Histamine có trong một số thực phẩm, đồ uống như: Thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói), phô mai lâu năm, đồ lên men (kim chi, rượu, kombucha), một số loại quả khô (nho, mận khô)… Bạn nên hạn chế nhóm thực phẩm này khi đang có triệu chứng nghẹt mũi do dị ứng.
Thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến tình trạng viêm mũi xoang trở nên trầm trọng.
Để bảo vệ sức khỏe nói chung và cải thiện hiện tượng nghẹt mũi, tốt hơn hết, bạn nên cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn.
Đường phụ gia được thêm vào thực phẩm, đồ uống kích thích cơ thể tiết ra các protein gây viêm như cytokine. Chúng có trong nước ngọt, nước ép trái cây, ngũ cốc ăn liền, bánh ngọt và nhiều thực phẩm khác.
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn với nhiều đường tinh luyện có thể làm triệu chứng viêm mũi trở nặng.
Thực phẩm giàu salicylate
Theo chuyên gia dinh dưỡng Amy Kimberlain – người phát ngôn của Viện Hàn lâm Dinh dưỡng Mỹ, salicylate là hợp chất do thực vật tiết ra, có thể kích thích tình trạng nghẹt mũi ở một số người dị ứng với hợp chất này. Thực phẩm giàu salicylate gồm hạt họ đậu, dâu tây, súp lơ, ngô, kiều mạch…
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 11 thực phẩm và đồ uống làm dịu triệu chứng cúm.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?