Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), sởi rất dễ lây lan qua ho và hắt hơi, vì virus có thể tồn tại tới 2 giờ bên ngoài cơ thể con người.
Bạn có thể mắc bệnh sởi nếu hít phải không khí có nhiễm virus hoặc chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi chạm vào bề mặt có virus - đặc biệt nếu bạn chưa tiêm phòng vaccine sởi.
Khi mới bị nhiễm virus, bạn sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào ngay lập tức. Có một "giai đoạn ủ bệnh", người mắc sẽ không có triệu chứng gì trong khi virus nhân lên và lây lan khắp cơ thể.
Sự tiến triển của các triệu chứng
Sau khi tiếp xúc với virus, trung bình phải mất từ 8 - 12 ngày để triệu chứng đầu tiên (sốt cao) xuất hiện. Sốt thường đi kèm với ho, sổ mũi, viêm kết mạc, đỏ mắt...Những đốm trắng nhỏ, gọi là đốm Koplik, có thể xuất hiện trong miệng khoảng 2 - 3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Vài ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu, phát ban sẽ xuất hiện. Phát ban thường bắt đầu bằng những đốm đỏ, phẳng ở chân tóc, sau đó lan ra khắp mặt và cổ. Trong 3 ngày tiếp theo, phát ban sẽ lan xuống cơ thể và cuối cùng lan đến tay, chân. Tổng cộng, phát ban có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày. Theo CDC, sốt thường kéo dài từ 2 - 3 ngày sau khi phát ban và có thể lên tới 40 độ C trong thời kỳ phát ban.
Các triệu chứng bệnh sởi khác có thể bao gồm:
Biến chứng thường gặp của bệnh sởi
Bệnh sởi ức chế hệ thống miễn dịch, khiến khoảng 30% số người mắc bệnh gặp một hoặc nhiều biến chứng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi và có thể nặng hơn ở những người bị thiếu vitamin A hoặc những người có hệ miễn dịch bị suy yếu do HIV/AIDS hoặc các bệnh khác.
Biến chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng tai hoặc viêm tai giữa - xảy ra ở khoảng 14% trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh sởi. Viêm tai giữa dẫn đến đau tai, giảm thính lực và chảy dịch tai ở người lớn, nhưng trẻ em có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm nhức đầu, sốt và mất thăng bằng. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh sởi có thể gây mất thính lực vĩnh viễn.
Tiêu chảy là một biến chứng phổ biến khác của bệnh sởi, ảnh hưởng đến khoảng 8% số người mắc bệnh. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước.
Bệnh sởi cũng có thể khiến thanh quản và đường hô hấp bị viêm, gây viêm thanh quản và viêm phế quản, gây ra ho kèm theo khó thở.
Biến chứng bệnh sởi nghiêm trọng
Theo CDC, cứ 20 trẻ mắc bệnh sởi thì có 1 trẻ bị viêm phổi, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến bệnh sởi ở trẻ em. Một nguyên nhân khác gây tử vong liên quan đến bệnh sởi là viêm não. Theo CDC, viêm não xảy ra ở 1/1.000 trẻ mắc bệnh sởi và cũng có thể gây co giật, dẫn đến điếc và chậm phát triển trí tuệ.
Đọc thêm tại bài viết: Bệnh sởi ở trẻ nguy hiểm thế nào, mắc bao lâu sẽ khỏi?
Sởi và bệnh viêm não xơ cứng bán cấp
Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh phát triển bệnh viêm não xơ cứng bán cấp (SSPE), một căn bệnh có khả năng gây tử vong cho hệ thần kinh trung ương, chỉ được phát hiện từ 7 - 10 năm sau khi mắc bệnh sởi.
Bệnh viêm não xơ cứng bán cấp xảy ra do sự tồn tại của virus trong hệ thần kinh trung ương và thường gây ra các rối loạn hành vi, điều này có thể khiến bệnh bị chẩn đoán nhầm là một vấn đề tâm thần.
Tại Hoa Kỳ, bệnh viêm não xơ cứng bán cấp ảnh hưởng trung bình đến 1/8,5 triệu người mắc bệnh sởi, nhưng tỷ lệ này có thể cao hơn ở các quốc gia khác. Bệnh phát triển chậm và cuối cùng đưa con người vào trạng thái thực vật.
Các biến chứng hiếm gặp khác của bệnh sởi bao gồm:
Ngoài ra, bệnh sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
Tổng kết, bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là vô cùng quan trọng. Từ những cơn sốt cao, ho, chảy nước mũi cho đến phát ban da đặc trưng, tất cả đều là những tín hiệu cảnh báo về khả năng mắc bệnh sởi cần lưu ý. Ngoài ra, nhận thức đúng đắn về bệnh cũng giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn. Tiêm phòng vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi dịch sởi.
Đọc thêm tại bài viết: Những thông tin cần biết về bệnh sởi và vaccine sởi
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.