Vào những ngày cuối tháng 1 năm 2019, có tới 36 ca bệnh sởi được xác nhận tại bang Washington, Mỹ - một đại dịch đã khiến chính phủ Mỹ tuyên bố về một tình trạng nguy hiểm khẩn cấp cần có các biện pháp khắc phục kịp thời.
Các thông báo liên tục được đưa ra: Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm có sức lây lan nhanh chóng và đặc biệt có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Bằng việc đưa ra nhận xét và thông báo về số lượng ca mắc, chính phủ Mỹ đã nhận định dịch sởi có nguy cơ lan ra khắp các vùng khác trên toàn quốc.
Tất cả 35 trường hợp mắc sởi đều năm ở hạt Clark thuộc bang Washington, trong đó có tới 31 trường hợp liên quan đến những người chưa được tiêm chủng, 4 trường hợp còn lại chưa được xác minh. Và trong số 35 ca này, 25 ca là trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 đến 10. Ngoài ra còn thêm 11 ca đang trong diện nghi ngờ tại hạt này.
Bên cạnh đó cũng xuất hiện 1 ca ở hạt King, bao gồm cả ở Seattle. Mặc dù trên các trang web tại hạt này xác định là chỉ ở diện nghi ngờ, chính phủ đã xác nhận trường hợp này thực sự mắc sởi. Và chính phủ của bang cũng cho biết, bệnh nhân này đã di chuyển từ hạt Clark sang hạt King trong thời gian gần đây.
Chính bởi những nguy hiểm này, chính phủ đã cho phép tất cả các cơ quan và bộ phận sử dụng nguồn lực nhà nước được làm mọi thứ trong khả năng cho phép để có thể hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng. Cùng với đó, các cơ quan lập pháp của bang đã đưa ra một dự luật về việc quy định tất cả các cá nhân đều phải tham gia tiêm chủng vắc xin sởi. Dự luật này đã được gửi tới Ủy ban chăm sóc sức khỏe và khỏe mạnh tại Nhà Trắng.
Để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, tất cả các cơ quan chính phủ của Hoa Kỳ đã vào cuộc để quản lý, giảm bớt các tác động có hại đối với con người, tài sản và cơ sở hạ tầng.
Khuyến cáo
Sởi lây lan qua không khí bằng các giọt bắn từ các cơn ho và hắt hơi. Các triệu chứng điển hình như sốt cao, nổi ban khắp cơ thể, ngạt mũi và đỏ mắt thường biến mất trong khoảng 2 đến 3 tuần mà không cần điều trị gì. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cứ 1.000 trẻ sẽ có 1 đến 2 trẻ chết vì sởi do các biến chứng.
Năm 1978, CDC đã đặt mục tiêu loại trừ sởi khỏi Hoa Kỳ vào năm 1982. Và đến năm 2000, sởi được tuyên bố đã loại trừ ở Myvới liên tục trong hơn 12 tháng không xuất hiện tại quốc gia này.
Tuy nhiên gần đây đã có một sự gia tăng về số lượng trẻ không được tiêm chủng. Số liệu báo cáo của CDC cho thấy, số trẻ dưới 2 tuổi không tiêm chủng tăng từ 0,2% năm 2011 lên 1,3% năm 2015. Và tại hạt Clark, Washington nơi xảy ra vụ dịch, 7,9% trẻ em mẫu giáo không được tiêm chủng vắc xin Sởi.
Đây là một con số cao đáng báo động. Khi tỷ lệ tiêm chủng giảm xuống dưới 95%, khả năng miễn dịch cộng đồng không còn tác dụng bảo vệ. Bạn tiêm chủng có nghĩa là bạn có khả năng miễn dịch và bạn có thể bảo vệ được cộng đồng của mình. Một khi tỷ lệ tiêm vắc xin xuống thấp như ở hạt Clark, khả năng này cũng sẽ dần biến mất ở cả cộng đồng.
CDC khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc xin sởi, quai bị và rubella để bảo vệ cho bản thân. Khuyến cáo điển hình là trẻ em nên tiêm hai liều 3 trong 1 này vào hai giai đoạn từ 12 tháng đến 15 tháng và tứ 4 đến 6 tuổi.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: 10 bệnh nguy hiểm có thể dự phòng bằng vaccine
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.