Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh sởi ở trẻ nguy hiểm thế nào, mắc bao lâu sẽ khỏi?

Sởi là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Virus sởi rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy bệnh sởi nguy hiểm thế nào và mắc bao lâu sẽ khỏi, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Sốt, ho, chảy nước mũi triệu chứng ban đầu của bệnh sởi có thể bị nhầm lẫn với bệnh thông thường.

Mùa đông xuân là thời điểm bệnh sởi dễ lây lan nếu bạn không có miễn dịch bằng việc tiêm phòng. Bệnh sởi không được kiểm soát chặt chẽ có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho cả cộng đồng.

Bệnh sởi do virus ARN thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Virus này có hình cầu, đường kính khoảng từ 120 - 250nm và chứa các ARN sợi đơn. Đây là loại virus đồng nhất và không có sự biến dị, vì thế mà sau khi nhiễm sởi, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus này trong suốt những khoảng thời gian dài về sau.

Virus sởi thường xâm nhập vào cơ thể của người bệnh thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, dịch mũi, ho, hắt xì... Loại virus này sẽ được nhân lên ở vị trí xâm nhập hệ bạch huyết và tế bào đường hô hấp trên sau đó đi qua máu rồi phát bệnh.

Bệnh sởi ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Bệnh sởi ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nặng nề hơn người lớn. Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi ở trẻ em được ghi nhận tại các cơ sở y tế, cụ thể như sau:

  • Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp.
  • Viêm phổi nặng xảy ra ở khoảng 1/20 số trường hợp bị sởi. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1000 người mắc bệnh sởi.
  • Tiêu chảy và nôn ói.
  • Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa - Một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
  • Suy dinh dưỡng nặng sau khi nhiễm sởi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Viêm tai giữa cấp là biến chứng điển hình của bệnh sởi

Viêm tai giữa cấp là biến chứng điển hình của bệnh sởi.

Bệnh sởi mắc bao lâu thì khỏi?

Bệnh sởi có 2 thể bệnh là thể thông thường và thể biến chứng. Theo các bác sỹ, bệnh sởi thường sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 8 - 11 ngày và khỏi bệnh chỉ sau tối thiểu 6 ngày khởi phát.

Bị bệnh sởi bao lâu thì khỏi phụ thuộc nhiều vào cách điều trị cũng như kiêng khem có đúng hay không của người bệnh.

Bệnh sởi có để lại sẹo không?

Ban sởi có thể kèm theo ngứa ngáy, dẫn đến người bệnh cào gãi và để lại những vết thâm sẹo trên da nếu không điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, phần da mọc ban sởi bị ảnh hưởng bởi sự tấn công của virus, vi khuẩn nên sau khi khỏi bệnh sẽ có màu sắc khác với vùng da lành.

Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý đến vấn đề vệ sinh hàng ngày và nên kết hợp sử dụng gel bôi có tác dụng làm sạch, sát khuẩn, kích thích tái tạo tế bào da mới để ngăn ngừa và làm mờ sẹo hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn cho người bệnh sởi.

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 23/05/2025

    Chấy rận: Những điều bạn cần biết

    Chấy là loài côn trùng sáu chân nhỏ xíu bám vào da đầu và cổ của bạn và hút máu người. Mỗi con chấy chỉ có kích thước bằng một hạt vừng, vì vậy chúng rất khó phát hiện.

  • 22/05/2025

    6 loại thực phẩm giúp răng trắng đẹp

    Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.

  • 22/05/2025

    Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

    HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm