Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về bệnh sởi ngay cả khi bạn đã tiêm phòng

Dù bạn đã tiêm đủ các mũi phòng sởi nhưng đừng bỏ qua các thông tin này nhé!

Sởi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan. Theo các chuyên gia, virus sởi sẽ tồn tại trong không khí tới 2 giờ sau khi người nhiễm sởi rời khỏi đó. Dưới đây là những thông tin về bệnh sởi bạn cần biết để bảo vệ bản than và gia đình khỏi căn bệnh này.

Triệu chứng của sởi là gì?

Khi bị sởi, bạn thường có dấu hiệu giống như cảm lạnh, bao gồm:

  • Sốt
  • Ho
  • Sổ mũi
  • Viêm kết mạc
  • Xuất hiện các hạt Koplik (đốm trắng nhỏ trong miệng)
  • Mệt mỏi hoặc khó chịu
Các triệu chứng của sởi

Những triệu chứng này xuất hiện 2 – 4 ngày trước khi phát ban và tận 3 tuần sau khi bệnh nhân tiếp xúc với virus. Tất cả các triệu chứng này (bao gồm phát ban) xuất hiện trên tất cả các bộ phận, từ đầu đến chân. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ có các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương não, viêm phổi, viêm tai giữa…

Phát ban sởi trông như thế nào?

Các nốt phát ban sởi màu rất đỏ nhưng mờ, xuất hiện trước tiên ở mặt, sau đó lan xuống dưới các bộ phận: cổ, tay, chân. Nếu bị sởi, người bệnh có thể phát tán virus qua ho, hắt hơi 4 ngày trước khi các nốt phát ban xuất hiện.

Vắc xin sởi có hiệu quả thế nào?

Hãy tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi

Theo thống kê, tổng số ca tử vong do bệnh sởi trên toàn cầu đã giảm 84% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016 nhờ tiêm vắc xin sởi. Lý do bởi việc mắc bệnh sởi là rất hiếm ở những người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Mũi đầu tiên được tiêm trong khoảng 12 – 18 tháng tuổi và mũi thứ hai khi 6 – 7 tuổi. Nếu bạn chỉ tiêm mũi đầu tiên, hiệu quả bảo vệ chỉ khoảng 93%. Trong khi đó, mức độ miễn dịch cộng đồng cần phải ở mức từ 95% trở nên để tạo thành “chiếc ô” bảo vệ, ngăn cản quá trình lây truyền virus sởi.

Ai có nguy cơ cao nhất mắc bệnh sởi?

Đối tượng có nguy cơ nhiễm virus sởi cao nhất là những người chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi, ví dụ như trẻ em dưới 1 tuổi và những người mới chỉ tiêm 1 mũi vắc xin. Vì vậy bạn hãy tiêm thêm mũi vắc xin thứ hai.

Tiêm vắc xin sởi vẫn có thể nhiễm vi rút?

Theo báo cáo, có một vài trường hợp hiếm khi nhiễm vi rút sởi ngay cả khi bạn đã tiêm vắc xin. Nguyên nhân hiện vẫn chưa được xác định chắc chắn. Điều này có nghĩa là những người tiêm vắc xin đầy đủ vẫn có thể mắc bệnh. Tuy nhiên khả năng này xảy ra rất ít. Nếu bạn lo lắng, hãy xét nghiệm máu để biết mình đã đủ khả năng miễn dịch với bệnh sởi hay chưa.

Tham khảo thêm thông tin tại  bài viết: Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân

Hằng Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm