Sởi là bệnh dễ bùng phát ở trẻ em trong thời điểm giao mùa Đông Xuân./
Bệnh sởi bao lâu thì khỏi?
Các chuyên gia cho biết, bệnh sởi thường sẽ khỏi chỉ sau tối thiểu 6 ngày từ khi bắt đầu có triệu chứng.
Sởi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Sởi rất dễ bùng phát thành dịch vào mùa Đông Xuân. Bệnh có một số triệu chứng đặc trưng như: Sốt cao có thể lên tới 40 độ C, viêm đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Nốt ban của sởi thường mọc theo thứ tự từ sau tai đến mặt và lưng, rồi lan ra toàn thân sau 2 - 3 ngày. Trẻ bị sởi thường sốt cao và mắt hơi đỏ (viêm kết mạc) hoặc có nhiều rỉ mắt.
Phát ban toàn thân là triệu chứng phổ biến ở trẻ bị sởi.
Bệnh sởi thông thường trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh: 7 - 21 ngày (trung bình 10 ngày) sau khi trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh sởi trong gia đình, bạn bè hoặc trên địa bàn dân cư.
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2 - 4 ngày. Trẻ sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Các hạt Koplik hay ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Sau khi trẻ sốt cao 3 - 4 ngày, cơ thể bắt đầu phát ban từ sau tai, gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu rồi chuyển sang màu xám, bong vảy phấn, để lại vết thâm và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Khi đó, nếu trẻ không xuất hiện biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi.
Thời gian trẻ cần để khỏi bệnh sởi phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, sức đề kháng của cơ thể và cách cha mẹ chăm sóc trẻ. Nguyên nhân là do khi nhiễm virus sởi, hệ miễn dịch của trẻ suy giảm rất nhanh nên dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, trẻ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc.
Khi chăm trẻ bị sởi, cha mẹ nên hạ sốt đúng cách. Người chăm sóc cần bỏ ngay quan điểm kiêng nước cho trẻ bị sởi. Nếu trẻ không tắm, vi khuẩn trên da gây ngứa ngáy, trẻ cào gãi sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm nguy hiểm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn cho người bệnh sởi.
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
Khi cơn đau tim xảy ra, phụ nữ không phải lúc nào cũng cảm thấy giống như ở nam giới.
Việc dùng men vi sinh cùng với một liệu trình kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ do kháng sinh gây ra, nhưng nên bổ sung men vi sinh vào thời điểm nào là tốt nhất?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc giúp con mình có một giấc ngủ ngon và thoải mái. Hãy cùng cha mẹ tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp trẻ ngủ ngon.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.