Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ bị sởi như thế nào để nhanh khỏi bệnh?

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, trẻ rất dễ gặp các biến chứng đường hô hấp và biến chứng thần kinh.

 

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách điều trị đặc hiệu bệnh sởi. Điều trị sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng.

Các thuốc được bác sỹ kê hiện nay chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh sởi như: Ho, sốt... Thông thường, hệ miễn dịch sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Với thể sởi lành tính, có thể điều trị tại nhà. Khi trẻ bị sởi, cha mẹ cần thực hiện một số điều sau:

 

Cách ly trẻ

Khi phát hiện trẻ bị sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ mắc bệnh với các trẻ khác. Người chăm sóc trẻ bệnh phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.

Bổ sung vitamin A cho trẻ

Tất cả trẻ được chẩn đoán bị sởi nên được uống bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bổ sung vitamin A cho tất cả trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh sởi với liều lượng theo độ tuổi như sau:

Trẻ bị chẩn đoán sởi cần được uống bổ sung vitamin A.

- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ;

- Trẻ từ 6 - 11 tháng: 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ;

- Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ;

- Trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin A: 2 liều đầu tiên theo độ tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau đó bổ sung thêm liều thứ 3 theo độ tuổi.

Cách này nhằm phục hồi nồng độ vitamin A thấp khi mắc sởi, xuất hiện ở cả những trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và có thể dự phòng tổn thương mắt và mù. Bổ sung vitamin A cho thấy giảm 50% số ca tử vong do sởi.

Dùng thuốc hạ sốt

Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ về liều lượng sử dụng. Trẻ có thể bị ngộ độc thuốc nếu bạn cho con dùng liều cao hơn khuyến nghị. Tuyệt đối không cho con dùng aspirin. Nếu con của bạn bị sốt cao, hãy cho bé uống rất nhiều nước vì các bé có nguy cơ bị mất nước.

Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên cho trẻ dùng paracetamol.

Vệ sinh sạch sẽ

Khi trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý vệ sinh da, mắt, miệng cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn. Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể dùng khăn sạch mềm nhúng nước đun sôi để nguội để lau miệng.

Với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng. Cha mẹ cũng nên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dụng khoảng 3, 4 lần/ngày. 

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Khi trẻ bị sởi, cha mẹ nên cho trẻ ăn các món ăn dễ tiêu hóa như cháo thịt nạc, soup rau củ. Với trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú mẹ để tăng sức đề kháng. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như thủy sản, hải sản...

  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn cho người bệnh sởi.

Thanh Tú - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm