Nhìn chung, tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường sẽ giúp bạn biết mình nên ăn bao nhiêu loại thực phẩm mỗi ngày. Theo Hiệp hội Đái tháo đường và Hiệp hội Dinh dưỡng (Mỹ), tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường được chia thành 6 nhóm chính.
Theo đó, các thực phẩm ở phần đáy (phần rộng hơn) nên được ăn với khẩu phần lớn hơn. Trong khi đó, các thực phẩm ở phần đỉnh (phần hẹp hơn) nên được ăn ít hơn như trong infographic dưới đây:
Tuy nhiên, ngày càng nhiều chuyên gia, bác sỹ không đồng ý với mô hình tháp dinh dưỡng truyền thống này. Họ chỉ ra rằng các thực phẩm giàu carbohydrate đang chiếm phần quá lớn trong chế độ ăn thường ngày của người bệnh đái tháo đường.
Thay vào đó, nhiều bác sỹ nội tiết, những người có kinh nghiệm điều trị đái tháo đường lâu năm đánh giá cao chế độ ăn LCHF (low-carb, high-fat), hay chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa việc bổ sung ít carbohydrate, tăng cường các chất béo lành mạnh có thể giúp hỗ trợ giảm cân, giảm kháng insulin hiệu quả. Do carbohydrate có thể phân hủy thành đường trong cơ thể, ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến sau ăn.
Tháp dinh dưỡng truyền thống cũng khuyên bạn nên hạn chế tất cả các thực phẩm giàu chất béo. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra việc bổ sung các loại chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe tim mạch. Do đó, những thực phẩm này nên được bổ sung nhiều hơn trong tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường.
Dưới đây là tháp dinh dưỡng mới cho người bệnh đái tháo đường, được truyền cảm hứng từ tháp dinh dưỡng Pegan của TS. Mark Hyman (người Mỹ):
Nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 đã thực hiện theo tháp dinh dưỡng mới, kết hợp với phương pháp nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ để biết tháp dinh dưỡng mới có phù hợp với mình hay không.
Một vài lời khuyên người bệnh đái tháo đường nên thực hiện để có chế độ ăn lành mạnh hơn:
- Chú ý không ăn quá nhiều trái cây vì chúng vẫn chứa khá nhiều đường.
- Các loại rau củ không chứa tinh bột như rau chân vịt, cà rốt, bông cải xanh… là lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường.
- Nên nhớ, ăn ít carbohydrate không có nghĩa là bạn cần loại bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày. Người bệnh đái tháo đường chỉ cần thay các loại bánh mì trắng, gạo trắng, bún, miến, phở… nhiều tinh bột thành các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, hạt quinoa… trong khẩu phần cho phép.
- Với các thực phẩm giàu protein, người bệnh đái tháo đường nên chọn ăn các loại cá béo từ 2 - 3 lần/tuần. Bạn cũng nên chọn ăn thịt nạc, bỏ mỡ, bỏ da để tránh chất béo “xấu”.
Một chế độ ăn lành mạnh là cần thiết, đây là điều người bệnh đái tháo đường nào cũng biết. Nhưng có thể bạn chưa biết, nếu kết hợp từ sớm với giải pháp hỗ trợ từ sản phẩm thảo dược, đặc biệt là một số loại như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá, đường huyết sẽ dễ giảm và ổn định tốt hơn.
Một số người bệnh đái tháo đường do tính chất công việc có những bữa ăn uống chưa được hợp lý. Trong trường hợp này, sử dụng giải pháp hỗ trợ từ tháo dược càng trở nên quan trọng trong công cuộc kiểm soát đường huyết của bạn.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Trẻ ăn quá nhiều đường có thể gây ra bệnh đái tháo đường?