Đường có hại cho trẻ như thế nào?
Lượng đường mà trẻ ăn vào dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến theo thời gian. Điều này làm tăng nguy cơ kháng insulin dẫn đến tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường type 2.
Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, hoạt động và sự hiếu động của trẻ. Lượng đường trong máu cao sẽ gây kích thích rất lớn lên hệ thần kinh trung ương khiến trẻ phấn khích bên cạnh đó làm rối loạn giấc ngủ của trẻ và làm giảm sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ của trẻ.
Ăn thực phẩm nhiều đường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ.
Đường cũng chính là thủ phạm làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Khi cơ thể thiếu chất các chất thiết yếu này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể trẻ.
Mặc dù trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các sản phẩm từ sữa có đường. Tuy nhiên đây là đường tự nhiên, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Ăn nhiều đường không thể gây ra bệnh đái tháo đường?
Có hai loại tiểu đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.
Khi nhắc đến bệnh đái tháo đường type 1, nhiều người không biết rằng nguyên nhân của nó không liên quan đến lượng đường nạp vào cơ thể. Bệnh đái tháo đường type 1 là tình trạng hệ thống miễn dịch của người bệnh phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của chính người bệnh, khiến cơ thể không thể tự sản xuất insulin và làm tăng hàm lượng glucose trong máu.
Mặt khác, trẻ có khả năng mắc đái tháo đường type 2 do ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều đường dẫn tới thừa cân. Trẻ em ăn uống không lành mạnh và ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn, đặc biệt là trẻ thừa cân, béo phì. Do đó, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đường gây thừa cân, béo phì gây ra bệnh đái tháo đường type 2.
Bệnh đái tháo đường có di truyền không?
Các bậc cha mẹ lo lắng rằng bệnh đái tháo đường có thể truyền từ họ sang trẻ nhỏ. Các chuyên gia cho biết, trẻ nhỏ có thể mắc đái tháo đường do di truyền từ bố mẹ, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào loại bệnh đái tháo đường. Ở trẻ em yếu tố di truyền từ cha mẹ chiếm tỷ lệ khoảng 10 – 20%. Đa phần trẻ em mắc đái tháo đường type 1 thường không được phát hiện sớm mà chỉ đến khi các biểu hiện của bệnh đã quá rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Đái tháo đường type 2 thường xảy ra ở những trẻ thừa cân, béo phì hoặc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Đái tháo đường ở trẻ.